Quản trị chuỗi cung ứng ( Supply Chain Management – SCM ) & Logistics là một công cụ quản lý còn khá mới mẻ & các doanh nghiệp ngày càng nhận thấy được tính hữu dụng của công cụ này & xem nó như là một yếu tố cạnh tranh trong kinh doanh .Trong nền kinh tế hiện nay , từ khóa “ tối ưu hóa“ đều được nhắc đến trong hầu hết những mẩu chuyện thành công của doanh nghiệp & việc ứng dung Quản trị chuỗi cung ứng & Logistics một cách hiệu quả có thể giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu trên .

Một khi doanh nghiệp Việt Nam đang bước vào quá trình đổi mới kinh tế & sự cạnh tranh đă mở rộng ra toàn cầu, sự cạnh tranh không còn diễn ra giữa hoạt động của doanh nghiệp này & doanh nghiệp khác mà là sự đối đầu giữa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp này & giữa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp khác .

Mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp hướng đến đó là kết hợp được các hoạt động Logistics lại với nhau từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm cải tiến , chất lượng cao, giá rẻ cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn .

Xuất phát từ nhu cầu đó, các doanh nghiệp buộc phải vượt ra khỏi phạm vi của doanh nghiệp mình để đánh giá được nguồn tài nguyên của nhà cung ứng & khách hàng có thể được sử dụng như thế` nào để tạo ra các dịch vụ đặc sắc theo yêu cầu của khách hàng .

Về mặt lý thuyết, việc tích hợp chuỗi cung ứng cho phép tổ chức tập trung vào việc thực hiện một vài công đoạn mà tổ chức , doanh nghiệp mình chuyên hay có thế mạnh .Sau đó các hoạt động không chủ yếu được chuyển sang cho kênh khác chuyên biệt hơn. Đến một lúc nào đó thì mối quan hệ khăng khít được lập lên nhằm đảm bảo cho cho công việc đạt kết quả tốt nhất. Trên thực tế , đó là “ các đội “ gồm các nhà cung ứng , nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ và nhà bán lẻ nhằm tạo ra & phân phối sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng . Những đội này sau đó hình thành nên chuỗi cung ứng tích hợp đủ sức cạnh tranh với chuỗi cung ứng của doanh nghiệp khác .

Ngày nay việc xuất hiện ngày càng nhiều thuật ngữ “ Quản trị chuỗi cung ứng “ ( SCM) có thể sẽ khiến mọi người đưa ra kết luận rằng khái niệm trên đă được hiểu đầy đủ & được ứng dụng thực tiễn .Tuy nhiên trên thực tế , các cách tiếp cận với SCM là rất khác nhau giữa các tổ chức hay thậm chí là giữa các nhà quản lý trong cùng một doanh nghiệp.
Nhiều nhà quản lý hiện nay đă nhận thấy được tổ chức của mình vẫn còn thiếu một vài năng lực cạnh tranh cần thiết cho sự thành công & một trong số đó là việc không thực sự hiểu rỏ về Quản trị chuỗi cung ứng. Hiện nay, ngày càng có nhiều nhà quản lý khắp nơi trên thế giới đă thông qua Viện nghiên cứu Logistics Úc (ALA) để giúp họ giải quyết được vấn đề trên cũng như lấp đầy khoảng cách giữa lý thuyết & thực tiễn .

ĐÀO TẠO NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM
Các nhà quản lý Việt Nam cần phải hiểu rỏ hơn bản chất của SCM ít nhất với 3 lý do sau :
Trước hết , hoàn cảnh môi trường kinh doanh đă buộc các nhà quản lý không còn sự lựa chọn nào khác hơn là phải tham gia quản trị chuỗi cung ứng tích hợp. Một trong những động cơ có thể được kể nay là :

  • Kiến thức về chuỗi cung ứng của khách hàng ngày càng cao .
  • Việc xuất hiện ngày càng nhiều các công ty đối thủ đến & hoạt động kinh doanh tại Việt Nam .
  • Ước muốn được cộng tác của các công ty này với những đối tác phân phối trong các quốc gia mạnh để có thể đảm bảo sự thành công cho công ty .

Thứ hai là Quản trị chuỗi cung ứng có thể giúp các doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề về chất lượng sản phẩm, tốc độ & chi phí rẻ.

Thứ ba, việc tích hợp chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp thường tạo cảm giác thiếu độ an toàn về mặt tổ chức & đòi hỏi các công nhân , nhà quản lý phải bước ra khỏi môi trường kinh doanh truyền thống của mình. Sự trì trệ trong việc thay đổi cơ cấu tổ chức làm cho việc tích hợp Chuỗi cung ứng đă khó khăn . Những thách thức như kết hợp văn hóa công ty , hệ thống thông tin phù hợp, thái độ làm việc khác nhau, các cách tiếp cận vấn đề khác nhau dường như là không thể khắc phục được .

Do đó, các nhà quản lý cần phải hiểu rỏ được các yếu tố liên quan đến SCM cũng như những lợi ích, rào cản & con đường dẫn đến sự thành công của việc tích hợp chuỗi cung ứng.
Viện nghiên cứu Logistics của Úc ( ALA) đă nhận thức được vấn đề trên cách nay 1 thập kỷ & đă làm việc với các tổ chức ở Châu Úc giúp họ phát triển kỹ năng cũng như nắm bắt được các yếu tố con người trong quản trị chuỗi cung ứng thông qua các chương trình đào tạo mang tính quốc tế & thiết thực. Sinh viên & học viên tốt nghiệp có thể tham gia học tiếp tại các trường Đại học của Úc , New Zealand & Anh.

Sau những thành công bước đầu của chương trình học cũng như sự phát triển của chuỗi ứng dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam trong mấy năm gần đây, Viện nghiên cứu Logistics của Úc (ALA) đă tiến hành hợp tác với Viện Tiếp Vận MGC (nay là Viện Logistics Vietnam VIL) tại Việt Nam. Một trong những lợi điểm của chương trình hợp tác này là học viên tại Việt Nam có thể tham dự bất kỳ khóa học trực tuyến của ALA, cũng như có thể liên lạc yêu cầu hỗ trợ các vấn đề của học viên.
Chương trình được giảng dạy từ các giảng viên đến từ Úc với mức học phí tương đương hoặc thấp hơn mức phí học tại Úc. Mô hình đào tạo này đă được áp dụng thành công trong 8 năm qua tại các nước Singapore, Malysia, Ấn Độ và Việt Nam được xem là ứng viên có triển vọng trong mô hình này.

Để biết thêm những lợi ích từ khóa đào tạo xin liên hệ:

Viện Logistics Vietnam (VIL)

  • Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh - Tp. HCM.

  • Tel: (+84.28) 3513 6399

  • Fax: (+84.28) 3513 6359

  • Email: info@vil.com.vn

  • Website: www.vil.com.vn

 
 
 


Copyright 2015 by MGC Institute of Logistics.