Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Logistics Việt Nam trong lộ trình hội nhập ngành dịch vụ logistics ASEAN

10/26/2011 9:00:04 AM

Việt Nam phải giải quyết các vấn đề trọng tâm là hoàn thiện luật lệ, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và có chính sách cụ thể về logistics. Đồn thời phát triển kết cấu hạ tầng logistics và nâng cao năng lực của các doanh nghiệp ung cấp dịch vụ logistics.

Hội nhập và phát triển đang đặt ra cho ngành dịch vụ logistics của nước ta cơ hội và thách thức. Để phát triển, trước hết chúng ta phải nắm vững và thực hiện tốt lộ trình hội nhập dịch vụ logistics của khu vực

Tại Hội nghị lần thứ 39 tổ chức ở thành phố Makati, Phillippines, ngày 24/08/2007 các Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) đã thông qua và ký Nghị định thư về lộ trình hội nhập ASEAN về Dịch vu logistics. Đây là ngành ưu tiên hội nhập thứ 12 của ASEAN. Các Bộ trưởng tin rằng Lộ trình này sẽ đảm bảo thực hiện mục tiêu hội nhập ASEAN thành một thị trường thông thoáng cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, là chất xúc tác để thực hiện mục tiêu ASEAN sẽ trở thành một thị trường và một cơ sở sản xuất duy nhất.

Mục tiêu của Lộ trình là nhằm tạo ra một thị trường chung ASEAN vào năm 2015 thông qua việc tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN bằng các biện pháp tự do hóa và tạo thuận lợi tên lĩnh vực dịch vụ logistics; hỗ trợ việc hình thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của một nền sản xuất ASEAN qua việc tạo nên một môi trường logistics ASEAN liên kết và thống nhất.

Các biện pháp của Lộ trình bao gồm các hành động cụ thể mà các thành viên ASEAN sẽ thực hiện nhằm đạt được sự hội nhập đáng kể và cao hơn của dịch vụ logistics, tăng cường năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ logistics bằng việc tạo thuận lợi cho dịch vụ logistics và thương mại; mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ; phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng vận tải đa phương thức và đầu tư.

Phạm vi của cá biện phát bao trùm các dịch vụ logistics vận tải hàng hóa và các hoạt động có liên quan. Việc thực hiện các biện pháp cụ thể sẽ căn cứ vào luật lệ có liên quan của các quốc gia.
Lộ trình chia ra làm 5 loại biện pháp thực hiện với 44 biện pháp chi tiết. Thời gian cụ thể thực hiện từng biện pháp, như sau:

1-Các dịch vụ logistics cụ thể mà các nước thành viên tiến hành việc tư do hóa một cách đáng kể, bao gồm:

Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa bằng đường biển, dịch vụ lưu kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác ( thay mặt chủ hàng ), dịch vụ chuyển phát bưu điện, dịch vụ đóng gói, và dịch vụ khai thuê hải quan;

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ( trừ vận tải nội địa), dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đừơng hàng không, dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường sắt và dịch vụ vận chuyển hang hóa quốc tế bằng đường bộ;

Về thời gian hoàn thành việc tự do hóa các dịch vụ này, lộ trình quy định đến năm 2013, trừ dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không là các nước ASEAN đang thực hiện thông qua các thỏa thuận đã ký kết và kết thúc vào năm 2008, còn dịch vụ vận chuyển hang hóa quốc tế bằng đường sắt và đường bộ sẽ bắt đấu lộ trình tự do hía từng bứơc vào năm 2008.

2- Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cùa các nhá cung cấp dịch vụ logistics ASEAN thông qua việc tạo thuận lợi cho thương mại ( bao gồm cả việc đơn giản hóa chứng từ ) và cho logitics về giao thông vận tải:

a- Tạo thuận lợi cho thương mại và hải quan:

- Thực hiện các qui định trong Hiệp định WTO về xác định giá hải quan;

- Thực hiện hướng dẫn của Tổ chức Hải quan thế giới và thực hiện EDI tiến hành nhanh thủ tục khai báo Hải quan;

- Thực hiện Khung khổ tiêu chuẩn của Tổ chức Hải quan thế giới về tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu, (3 biện pháp này đang được ASEAN thực hiện);

- Tiêu chuẩn hóa thích hợp nhằm tạo sự hoạt động thống nhất trong việc tạo thuận lợi cho thương mại thuộc phạm vi hải quan trong đó có công nghệ thông tin liên lạc (hoàn thành vào 2007-2009);

- Ban hành luật pháp trong nước công nhận giao dịch chứng từ điện tử (hoàn thành 2007-2008);

- Khuyến khích áp dụng dữ liệu và chứng từ thương mại tiêu chuẩn hóa nhằm tạo thuận lợi cho thương mại bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như mô hình dữ liệu của tổ chức Hải quan thế giới;

- Danh bạ dữ liệu thương mại Liên hợp quốc, UN-eDocs và việc cung cấp dữ liệu và chứng từ điện tử khi làm thủ tục thông quan ( hoàn thành 2008 cho ASEAN-6 và 2012 cho các nước Campuchia-Lào-Myanma và Việt Nam )

- Các nhà chức trách hải quan ASEAN thông qua các cam kết dịch vụ - đã hoàn thành vào 31/12/2005);

- Khuyến khích ngành hải quan làm việc 24 tiếng/7 ngày để thúc đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa theo yêu cầu của doanh nghiệp và phù hợp với quy chế hài quan quốc gia có lien quan ( hoàn thành năm 2007-2008);

- Xúc tiến việc chia sẻ các công nghệ liên quan về hệ thống thông tin tiên tiến giữa các cơ quan chính phủ, những người xếp hàng và các doanh nghiệp nhằm đưa ra các sáng liến về an ninh dây chuyền cung ứng ( đang thực hiện );

-Phát triển cách tiếp cận việc kiểm tra hải quan một cửa hoàn thành năm 2008 cho ASEAN-6 và 2012 cho các nước Campuchia-Lào-Myanma và Việt Nam);

- Xúc tiến việc sử dụng nhận dạng bằng tần số radio để tạo thuận lợi cho việc sữ dụng nó giữa các nước trong thương mại và hải quan cũng như phát hiện hàng hóa ( đang tiến hành );

- Tạo thuận lợi cho giao dịch điện tử qua biên giới, chia sẻ thông tin, thanh toán và chữ ký bằng điện tử bắt đầu từ năm 2008)

- Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng và phát triển các hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng liên kết trong ASEAN nhằm tạo nên sự gắn kết các giải pháp đặt kế hoạch, hệ thống lư giữ, lấy hàng hóa bằng phương tiện không dây;

- Tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin giữa hỉa quan doanh nghiệp, kể cả bằng phương tiện điện tử;

- Thực hiện việc tiến hành quản lý rủi ro nhằm tạo thuận lợi cho thương mại trong khi vẫn duy trì việc kiểm soát hải quan có hiệu quả;

- Tăng cường an ninh và an toàn giao thông vận tải trong mạng lưới chuỗi cung ứng khu vực thông qua các sáng kiến xây dựng năng lực, kết nối mạng kỹ thuật và thường xuyên trao đổi kỹ thuật, cách tiến hành công việc tốt nhất và thông tin có liên quan;

- Thực hiện thường xuyên các cuộc trao đổi chính thức giữa khu vực tư nhân, các hiệp hội và các cơ quan của chính phủ có liên quan ( 5 biện pháp trên đây đang tiến hành ).

b- Tạo thuận lợi cho logistic:

- Tăng cường sự minh bạch hóa các quy định trong nước về logistics bằng cách công bố đúng lúc các quy định về đầu tư, các tiêu chí cấp phép, các quyết định cấp phép của Chính phủ và có thể tạo thuận lợi cho việc lấy ý kiến của khu vực tư nhân trong quá trình hoạch định chính sách ( đang tiến hành ); hoàn thành việc đàm phán và ký kết hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho vận tải liên quốc gia ( năm 2008);

- Thực hiện Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh và Hiệp định khung ASEAN cề vận tải đa phương thức, xúc tiến có hiệu quả việc vận chuyển việc hàng hóa từ cửa-đến-cửa và tạo thuận lợi cho vận tải qua biên giới ( bắt đầu từ 2008 );- Cải thiện kết cấu hạ tầng mạng lưới vận tải trên bộ và các dịch vụ nhằm đạt được sự kết nối với nhau tốt hơn, liên thông hoạt động và liên kết các phương thức vận tải với các cửa ngõ vận tải hàng không, hàng hải của quốc gia, khu vực và thế giới; tăng cường các dịch vụ vận tải biển nội khu vực ASEAN;- Tạo dựng môi trường chính sách có hiệu quả nhằm tăng cường việc tham gia của khu vực tư nhân và/hoặc hợp tác công – tư trong việc phát triển kết cấu hạ tầng logistics cũng như việc cung cấp và kinh doanh các phương tiện và dịch vụ logistics vận tải;

- Tạo thuận lợi cho việc di chuyển của các thể nhân cung cấp các dịch vụ logistics có liên quan ( 4 biện pháp kể trên đang được thực hiện );

3- Nâng cao năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ logistics ASEAN:

- Áp dụng các thực tiễn tốt nhất trong việc cung cấp dịch vụ logistics và hỗ trợ việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành logistics, kể cả hình thành mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Thúc đẩy hợp tác khu vực nhằm giúp đỡ các nước CLMV đặc biệt kém phát triển nhất;

- Phát triển và nâng cấp cơ sở dữ liệu ASEAN về các nhà cung cấp dịch vụ logistics nhằm thúc đẩy việc phát triển các hoạt động mạng lưới. Các biện pháp này được bắt đầu thực hiện từ năm 2007.

4- Phát triển nguồn nhân lực:

- Phát triển và ngâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng năng lực thông qua các cuộc hội thảo và đào tạo chung ( bắt đầu 2007 );

- Khuyến khích việc hệ thống cấp chứng chỉ năng lực chuyên môn cấp quốc gia (đang tiến hành);

-Khuyến khích việc xây dựng một chương trình cơ bản chung ASEAN cho việc quản lý logistics (đang tiến hành);

- Khuyến khích việc thành lập trung tâm đào tạo quốc gia/tiểu khu vực về logistics (bắt đầu năm 2007).

5- Tăng cường kết cấu hạ tầng vận tải đa phương thức và đầu tư

- Xác định và phát triển mạng lưới hành lang logistics vận tải và đề ra các yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng cần thiết nhằm hỗ trợ việc cải thiện kết cấu hạ tầng mạng lưới vận tải nội địa với vận tải biển qua đó cải thiện sự liên kết giữa các cửa ngõ logistics của ASEAN với nhau (bắt đầu thực hiện năm 2007);

- Xúc tiến việc sử dụng các thuật ngữ và các thực tiễn liên quan tới vận tải đa phương thức, trong đó có INCOTERMS (đang tiến hành).
Việc thực hiện có kết quả Lộ trình hội nhập logistics với những biện pháp cụ thể trên đây sẽ giúp các nước ASEAN phát triển ngành dịch vụ logistics tiến kịp với các nước phát triển, xây dựng ASEAN thành một trung tâm dịch vụ logistics toàn cầu, thúc đẩy việc hình thành thị trường chung ASEAN vào năm 2015.

Hiện nay, việc buôn bán với các nước thành viên ASEAN chiếm khoảng 25% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy, thị trường logistics khu vực đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển dịch vụ logistics của nước nhà. Việc thực hiện lộ trình hội nhập logistics ASEAN sẽ giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam phát triển trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới nhằm thúc đẩy thị trường Việt Nam phát triển thành một trung tâm cung cấp dịch vụ logistics của khu vực. đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu của khu vực.

Để làm được điều đó Việt Nam phải giải quyết các vấn đề trọng tâm là hoàn thiện luật lệ, chính sách về logistics và việc quản lý nhà nước; phát triển kết cấu hạ tầng logistics; nâng cao năng lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ( trước hết là quy mô của doanh nghiệp và năng lực của cán bộ vốn là những vấn đề yếu kém nhất của ngành logistics Việt Nam hiện nay). Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam cần có kế hoạch giúp các hội viên triển khai việc thực hiện Lộ trình logistics ASEAN nhằm đạt thành mục tiêu phát triển, nâng cao năng lực và thế giới.

Theo Thuongmai

TIN LIÊN QUAN
ISUZU VIỆT NAM – ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH HÀNG (6/2/2016 2:20:06 PM)
Đồng Nai: Hơn 12 triệu USD xây Trung tâm kho vận logistics (5/27/2015 10:04:22 AM)
Ngành logistics đào tạo những gì? (2/12/2015 10:31:12 AM)
HSG: Tiếp tục mở rộng mạng lưới và "lấn sân" sang Logistics (1/7/2015 9:23:03 AM)
Logistics - Sức hút năm 2015 (1/6/2015 9:41:43 AM)
Đối thoại chính sách logistics Việt Nam - Nhật Bản (12/19/2014 10:13:59 AM)
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển dịch vụ vận tải và logistics (12/11/2014 9:55:19 AM)
Dịch vụ logistics Việt Nam: Chưa hết luẩn quẩn (12/10/2014 9:49:15 AM)
Tăng khả năng cạnh tranh cho dịch vụ logistics (12/9/2014 10:52:00 AM)
Logistics hấp dẫn nhà đầu tư Đức (11/21/2014 10:55:14 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Dịch vụ mới của DHL đưa Đông Âu đến gần hơn với châu Á (10/13/2011 10:29:17 AM)
DP World đầu tư thêm 1 tỷ USD vào London Gateway (10/7/2011 10:30:43 AM)
Kerry Logistics mở trung tâm tại Singapore vào cuối năm 2012 (10/4/2011 9:58:53 AM)
Chia sẻ thành công cùng nữ doanh nhân (10/3/2011 10:50:40 AM)
Tác giả Trần Đức Minh phát hành bản tiếng Anh của cuốn “Nghệ thuật đàm phán” (10/3/2011 10:47:18 AM)
DHL triển khai ba dịch vụ LCL Đức – Châu Phi (9/29/2011 10:37:37 AM)
MOL Logistics mở rộng tại 12 quốc gia châu Phi (9/23/2011 9:33:32 AM)
Panalpina triển khai dịch vụ đường bộ châu Á (9/13/2011 10:10:09 AM)
CEVA bắt đầu dịch vụ LCL NY-Hamburg (9/7/2011 10:22:15 AM)
Cửa thắng đang hẹp dần với Logistics Việt Nam (9/7/2011 10:20:19 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com