Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Khủng hoảng nợ châu Âu: “Một lỗ thủng trong cái xô”

10/26/2011 10:04:43 AM

Cuộc khủng hoảng tại châu Âu có thể ví như một câu chuyện đầy bi kịch và đau khổ, khi không có lối thoát. Và những hành động đầy khoa trương của lãnh đạo các quốc gia tại khu vực này không những chẳng giải quyết được vấn đề gì mà chỉ càng khiến nó nực cười hơn.

Nhà kinh tế học Paul Krugman bình luận về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu.

Sai lầm luẩn quẩn

Hãy tạm gác bi kịch sang một bên. Trước hết hãy bàn về những sai lầm của châu Âu, những sai lầm đang tạo ra một vòng lặp luẩn quẩn, khiến chúng ta liên tưởng tới bài hát "There's a Hole in My Bucket" (Có một lỗ thủng trong cái xô).

Dành cho những ai chưa từng nghe qua bài hát này, nó kể về một người nông dân lười biếng bị vợ sai đi sửa lại lỗ thủng của cái xô. Tuy nhiên, việc sửa chữa cái xô lại biến thành một vòng lặp vô hạn. Để sửa chữa cái xô, người nông dân cần rơm. Để cắt rơm, anh ta cần một cái rìu. Để làm sắc nét các rìu, anh ta cần phải một hòn đá mài ướt. Để làm ướt đá mài, anh ta lại cần nước. Và để lấy nước, anh ta lại cần đến chính cái xô đang thủng.

Điều này cũng tương tự như những gì đã diễn ra tại châu Âu. Đó là vòng lặp: Lo sợ vỡ nợ - Buộc phải nâng mức lãi suất bảo đảm của các khoản nợ - Khả năng vỡ nợ lại càng tăng thêm.

Châu Âu đang diễn ra vòng luẩn quẩn như cậu chuyện "Có một lỗ thủng trong cái xô".

Hiện tại, ở Hy Lạp, nơi cuộc khủng hoảng bắt đầu, nền kinh tế tại đây đã hoàn toàn suy sụp. Tiếp theo Hy Lạp, những mối nguy từ các ngân hàng chạy sang Ý, nền kinh tế lớn thứ 3 của châu Âu. Vì lo sợ Ý sẽ phải tuyên bố vỡ nợ, các nhà đầu tư đã yêu cầu mức lãi suất cao đối với các khoản nợ công của quốc gia này. Và với mức lãi suất ngày càng cao, gánh nặng trả nợ sẽ càng tăng, nguy cơ vỡ nợ cũng càng trở nên rõ ràng.

Đó là một vòng luẩn quẩn, với nỗi lo sợ lan rộng khắp châu Âu, nguy cơ vỡ nợ đang dần dần tự nó trở thành hiện thực. Để bảo vệ khu vực này, nỗi lo sợ phải được khống chế. Nhưng bằng cách nào?

Câu trả lời đó là phải thành lập những quỹ cứu trợ cần thiết và quy mô, để có thể cho Ý và Tây Ban Nha vay những khoản vay có mức lãi suất thấp hơn. Thậm chí, quỹ này có thể không cần phải đưa ra sử dụng. Riêng sự tồn tại của nó đã có thể giảm nỗi sợ hãi và chấm dứt cái vòng luẩn quẩn trên. Điều duy nhất quỹ này cần đó là phải bảo đảm khả năng cho vay với quy mô lớn, với giá trị có thể lên đến hàng nghìn tỉ euro.

Tuy nhiên, một vấn đề lại nảy sinh từ đây: Để thành lập một quỹ có quy mô lớn như vậy đòi hỏi sự ủng hộ của các chính phủ lớn tại châu Âu, cùng những lời hứa hẹn với các nhà đầu tư để đảm bảo kế hoạch sẽ đạt kết quả.

Ý là một trong những quốc gia lớn nhưng nó lại không thể đưa ra một kế hoạch giải cứu bằng cách vay tiền của chính mình. Còn Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu, lại tỏ ra run sợ, vì lo rằng việc thành lập một quỹ giải cứu lớn như vậy, có thể sẽ tăng thêm nợ công quốc gia, và đưa Pháp vào danh sách các quốc gia có thể lâm vào khủng hoảng.

Vòng luẩn quẩn lại tiếp tục được hình thành. Và đó chính là lý do khiến tôi nói đây là một câu truyện đầy bi kịch và đau khổ. Bởi giải pháp này có thể không bao giờ thành hiện thực.

Bài học lạm phát từ Anh, Nhật, Mỹ

Hãy thử nhìn xem những quốc gia như Anh, Nhật, và Mỹ, những quốc gia đều có mức nợ công và thâm hụt ngân sách rất lớn nhưng vẫn duy trì lãi suất ở mức thấp. Bí quyết của họ là gì? Câu trả lời là do họ vẫn duy trì đồng tiền của riêng mình, và nhà đầu tư biết rằng các quốc gia này có thể kiểm soát thâm hụt bằng việc in thêm tiền. Nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng có thể làm một điều tương tự đối với khu vực châu Âu, cách giải quyết khủng hoảng có thể đã dễ dàng hơn nhiều.

Châu Âu nên học từ Anh, Nhật, và Mỹ: vẫn duy trì đồng tiền của riêng mình, và nhà đầu tư biết rằng các quốc gia này có thể kiểm soát thâm hụt bằng việc in thêm tiền?

Lo sợ cách giải quyết này có thể gây ra lạm phát? Điều này có thể chưa chắc. Việc in thêm tiền chưa chắc đã tạo ra lạm phát trong một nền kinh tế đang suy thoái. Hơn nữa, lạm phát là thứ mà châu Âu nên tăng lên. Việc lạm phát ở mức quá thấp đã ảnh hưởng đến các quốc gia ở khu vực Nam châu Âu, cũng như khiến tỉ lệ thất nghiệp và khả năng vỡ nợ tăng lên.

Mặc dù vậy, biện pháp mà chúng ta đang bàn tới, hiện vẫn chưa được quốc gia nào trong liên minh châu Âu đả động đến. Những đạo luật được đề ra khi thành lập Ngân hàng Trung ương không cho phép những hành động vậy.

Một vấn đề lớn hơn, đó là hệ thống đồng tiền chung euro đã được đưa ra để chống lại cuộc chiến tranh kinh tế. Nó được tạo ra để ngăn cản những gì đã xảy ra tại châu Âu trong giai đoạn những năm 70. Tuy nhiên có vẻ điều này lại khiến nền kinh tế đi vào khủng hoảng tồi tệ hơn, và lâm vào một kịch bản tương tự giai đoạn 1930.

Và đây chính là bi kịch mà nền kinh tế châu Âu đang lâm vào.

Nhìn lại lịch sử, khi kết thúc chiến tranh, các quốc gia tại châu Âu đã xây dựng một hệ thống hòa bình và dân chủ, cùng một xã hội được xem là khá nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, xã hội này lại đang bị đe dọa bởi một bộ phận người, với sự kiêu ngạo của mình, đã tự khóa khu vực này vào một hệ thống tiền tệ cứng nhắc, cũng tương tự việc định giá đồng USD bằng vàng trước kia, và điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tương tự giai đoạn 1930.

Hiện tại, các nhà lãnh đạo khu vực châu Âu có thể sẽ tìm ra một giải pháp cứu nguy thực sự khả thi. Tôi hy vọng là nhưng không quá mong chờ vào nó.

Sự thật cay đắng rằng càng quan sát ta càng thấy nền kinh tế của khu vực này đang lâm vào khủng hoảng. Và một sự thật là với những gì hệ thống này đang thể hiện, châu Âu nên sụp đổ ngay bây giờ còn hơn là cố gắng để kéo dài tình trạng trên.

Theo Vietnamnet

TIN LIÊN QUAN
Sản lượng hàng hóa của MIA tăng mạnh từ hoa (4/29/2014 8:52:54 AM)
Tàu đổ dồn ảnh hưởng đến tuyến châu Á – Australia (4/24/2014 8:42:50 AM)
Các hãng vận tải khu vực châu Âu tăng trưởng trở lại (3/5/2014 9:47:06 AM)
Xuất khẩu cá tra sang châu Âu tăng mạnh (2/18/2014 9:35:57 AM)
Saudia Cargo dự kiến lượng hoa tăng (2/13/2014 8:58:13 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Các hãng tàu tăng cước tuyến châu Á – Nam Mỹ (12/19/2013 8:55:34 AM)
Tăng cước trên tuyến châu Á – châu Mỹ Latin (12/18/2013 9:01:19 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
Deutsche Post DHL phát triển trung tâm châu Âu (12/12/2013 10:10:00 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Loạn trích Quỹ bình ổn xăng dầu, vì đâu? (10/25/2011 4:09:25 PM)
Giá dầu thô tăng mạnh (10/25/2011 2:30:07 PM)
Nợ công châu Âu: Nên mừng hay lo? (10/24/2011 10:50:48 AM)
Việt Nam sẽ thuộc Top 5 nước sản xuất hàng đầu thế giới (10/20/2011 10:12:13 AM)
Giằng co đồng nhân dân tệ (10/19/2011 9:52:50 AM)
Các nền kinh tế mới nổi “ngấm đòn” khủng hoảng nợ châu Âu (10/19/2011 9:50:30 AM)
Kinh tế Trung Quốc lại gây thất vọng (10/19/2011 9:49:12 AM)
Vì sao ngân hàng vẫn đứng ngoài phái sinh hàng hóa? (10/18/2011 9:48:15 AM)
Tin hội nghị xúc tiến đầu tư: Đồng Tháp kêu gọi nhà đầu tư (10/17/2011 3:01:29 PM)
10 tỉ USD xuất khẩu hàng dệt may (10/17/2011 10:27:01 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com