Lần đầu tiên trong lịch sử, các cần cẩu của Cảng Singapore đã xếp dỡ hơn 30 triệu TEU trong năm ngoái, giữ vững vị trí là cảng container nhộn nhịp thứ hai trên thế giới sau Shanghai.
Trong năm 2012 cảng Singapore xếp dỡ được 31.6 triệu TEU, hơn năm 2011 5.7% với 29.9 triệu TEU, theo các số liệu của Chính quyền cảng và Hàng hải Singapore (MPA).
Tập đoàn Cảng Quốc tế Shanghai trước đó công bố sản lượng container của Shanghai tăng 2.5% đạt 32.5 triệu TEU so với 31.7 triệu TEU trong năm ngoái.
“Là một cảng trung chuyển chính nằm trên giao lộ của các tuyến giao thương quan trọng, Singapore không tránh khỏi những ảnh hưởng từ nền kinh tế toàn cầu bất ổn và những thách thức ngành hàng hải đang đối mặt,” Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Singapore, ông Lui Tuck Yew nói. “Nhưng tôi rất hài lòng lòng khi nhìn chung Hàng hải Singapore đã có được tăng trưởng tốt trong năm 2012.”
Ông Jason Chiang, giám đốc cao cấp tại Drewry Maritime Services (Asia), lưu ý Singapore có được tăng trưởng container mạnh hơn Shanghai trong năm nay là nhờ vào các quốc gia Đông Nam Á đang nổi lên như Indonesia, Thailand và Philippines.
Tuy nhiên. “Đối với Shanghai, xu hướng tiêu dùng nội địa gia tăng gần đây đang chi phối tăng trưởng. Shanghai ghi nhận sự chững lại trong lưu thông container quốc tế và sự gia tăng của các container nội địa,” ông Chiang nói, đồng thời lưu ý những container nội địa vận chuyển bằng xà lan không được tính vào sản lượng của cảng.
Sản lượng container của Singapore sẽ tăng trong năm 2013, nhờ vào tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế các nước Đông Nam Á.
Đồng thời, Singapore khó có khả năng vượt qua Shanghai cũng do cùng 1 lý do, theo ông Anthonie Versluis, thuộc mảng đối tác Đông Nam Á tại Roland Berger Strategy Consultants.
Indonesia và Malaysia đang xây dựng các cơ sở cảng và năng lực bốc dỡ của chính mình bởi “các cảng cạnh tranh của Singapore có sản lượng càng lớn, họ càng dễ dàng phát triển nhanh hơn,” ông nói. “Thị phần của Singapore trong trung chuyển khu vực đang dần thu hẹp do những vấn đề phức tạp nảy sinh từ những khác biệt về giá so với các đối thủ trong khu vực,” ông Versluis nói.
“Đương nhiên Shanghai không phải không có cạnh tranh, nhưng động cơ cạnh tranh lại khác. Tại đây, giá không phải là vấn đề chủ chốt, cạnh tranh chủ yếu là về quy mô, các tuyến kết nối và những địa điểm xung quanh.”
Dù thế, cảng Singapore cũng hướng dến một mục tiêu đầy tham vọng trong tương lai.
Cảng đã có những kế hoạch lâu dài hợp nhất tất cả các hoạt động khai thác container vào một khu phức hợp siêu cảng tại Tuas được thiết kế có khả năng chứa 65 triệu TEU, gần gấp đôi so với khả năng các khu cảng PSA Singapore có thể xếp dỡ.
Cùng lúc, cảng cũng tăng cường sức chứa hiện có. Theo ông Lui, giai đoạn ba và bốn của Khu cảng Pasir Panjang đang theo đúng tiến độ, “bến đầu tiên sẽ sẳn sàng đi vào hoạt động vào năm 2014.”
Chủ tịch SMF, Michael Chia, cho biết Singapore vẫn tiếp tục là một trung tâm hàng hải quốc tế trong cộng đồng hàng hải toàn cầu.
Theo Cargonews Asia