Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

VASEP phản đối DOC tăng thuế đối với cá tra

3/18/2013 9:41:33 AM

Ngày 16-3-2013, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phát đi thông cáo báo chí bày tỏ sự bất bình trước việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đột ngột tăng thuế chống bán phá giá cao một cách vô lý và quyết định thay đổi quốc gia thay thế để tính giá cá tra của Việt Nam từ Bangladesh thành Indonesia.

Theo VASEP, đây là một quyết định hết sức phi lý và không công bằng. Trong quyết định cuối cùng, DOC đã căn cứ vào một nghiên cứu về giá của chính phủ Indonesia để tính toán giá cá tra sống nguyên con – nguyên liệu để chế biến cá tra philê. Nghiên cứu này không căn cứ vào giá thực tế mà chỉ dựa vào giá trung bình của cả nước được tính toán từ số liệu của một vài địa phương, dẫn đến chênh lệch lớn về giá.

Ngoài ra, trong các đợt xem xét hành chính trước đó, chính DOC đã liên tục phản đối chọn Indonesia làm nước thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào đối với cá tra Việt Nam, vì quốc gia này không có đầy đủ dữ liệu về giá và thiếu các thông số cơ bản về tài chính. Hơn nữa, Indonesia thực tế chỉ là nước nhập khẩu ròng philê cá tra đông lạnh chủ yếu từ Việt Nam, mà không xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới. Bản thân DOC cũng tuyên bố Indonesia không có bối cảnh kinh tế tương đương với Việt Nam trong hầu hết thời gian xem xét hành chính.

Trong 8 năm liên tiếp, DOC luôn luôn chọn Bangladesh là quốc gia thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào của cá tra Việt Nam. Thậm chí, DOC vẫn tiếp tục áp dụng chính sách hợp lý này trong đợt xem xét các nhà xuất khẩu mới được công bố cách đây vài tuần. Chính vì vậy, không có lý do nào để Indonesia trở thành nước thay thế hoặc dữ liệu của nước này được coi là đáng tin cậy hơn trong đợt xem xét hành chính lần thứ 8. Bangladesh là nước sản xuất cá tra “hypophthalmus” thương phẩm và nuôi trong ao như Việt Nam. Chính vì vậy, chi phí sản xuất và doanh thu của người nuôi cá tra ở Việt NamBangladesh là tương đương nhau. Trong khi đó, Indonesia lại nuôi 5 loài cá tra khác nhau, chỉ có 70% sản lượng cá tra năm 2011 được nuôi trong ao và không có số liệu cụ thể về sản lượng cá tra “hypophthalmus”.

VASEP cho rằng quyết định cuối cùng này của DOC đã chịu ảnh hưởng từ cuộc vận động chính trị của Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ (CFA). CFA đã công khai các cuộc gặp cấp cao cũng như nỗ lực vận động trực tiếp các nhà làm luật DOC. Chính vì vậy, quyết định cuối cùng mang tính trừng phạt này của DOC khiến nhiều người nghi ngờ về tính công bằng trong quá trình xem xét cũng như sự công tư của DOC. VASEP sẽ đấu tranh đến cùng để đòi lại công bằng cho cá tra Việt Nam. 

Trước đó, ngày 14-3-2013, DOC đã có thông báo về quyết định cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần 8 (giai đoạn từ 1-8-2010 đến 31-7-2011) về thuế CBPG philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ. Trong quyết định này, DOC đã áp mức thuế CBPG trên 100% đối với cá tra philê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Cụ thể, doanh nghiệp Vĩnh Hoàn, đơn vị có doanh số lớn nhất về xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào thị trường nước này từng được hưởng thuế suất 0%, tới đây sẽ phải chịu thuế ở mức 0,19 USD/kg. 16 DN khác của Việt Nam, trong đó có các công ty Bình An, Hùng Vương, Cadovimex, Anvifish, Docifish..., cũng sẽ phải chịu mức thuế cao hơn từ 0,77 USD tới 3,87 USD/kg. Ngoài ra, DOC đã đột ngột quyết định thay đổi quốc gia thay thế để tính giá cá tra của Việt Nam từ Bangladesh thành Indonesia.

Thanh Long

TIN LIÊN QUAN
Brazil tăng nhập khẩu cá tra, giảm nhập khẩu cá minh thái (5/27/2014 9:33:53 AM)
Việt Nam mang cá tra sang Nam Phi chào hàng (5/24/2014 10:08:38 AM)
Xuất khẩu cá tra/basa quí I/2014 tăng 5,2% so cùng kỳ (5/21/2014 9:25:41 AM)
Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra Việt (5/15/2014 9:56:23 AM)
Mỹ vươn lên là nhà nhập khẩu lớn nhất cá tra Việt Nam (5/12/2014 10:10:27 AM)
Xuất khẩu cá tra tăng trở lại (5/7/2014 9:51:30 AM)
Thái Lan tăng 62% nhập khẩu cá tra từ Việt Nam năm 2013 (4/2/2014 10:16:37 AM)
Tiếp tục đòi công bằng cho cá tra (4/2/2014 10:13:56 AM)
EU cấm nhập khẩu cá từ Belize, Campuchia và Guinea (3/28/2014 10:04:57 AM)
Cơ hội để cá tra Việt Nam thay đổi (3/17/2014 9:39:39 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Dệt may- mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2012 (3/18/2013 9:37:53 AM)
Ấn Độ sẽ sớm tăng thuế nhập khẩu cao su tự nhiên (3/18/2013 9:36:38 AM)
Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh (3/18/2013 9:36:05 AM)
Nhập khẩu bông tăng mạnh (3/18/2013 9:34:57 AM)
Kỳ vọng cán cân thương mại Việt Nam-Ấn Độ sẽ cân bằng trong năm 2013 (3/15/2013 10:33:27 AM)
Xuất siêu sang Ai Cập đạt 154 triệu USD (3/14/2013 10:12:21 AM)
Xuất khẩu giày dép của Indonesia có thể giảm 10% (3/14/2013 10:11:35 AM)
Xuất khẩu bông của Mỹ giảm 10% do nhu cầu thế giới thấp (3/13/2013 10:58:02 AM)
Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang các thị trường tăng trưởng mạnh (3/13/2013 10:56:57 AM)
Giá cà phê Việt Nam cao nhất kể từ tháng 9/2011, nguồn cung hạn chế (3/12/2013 10:15:56 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com