|
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hà Lan trong 7 tháng đầu năm 2013 đạt 1.651.927.711 USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hà Lan tăng trung bình 15%/năm kể từ năm 2002 đến nay. Trong năm 2012, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hà Lan đạt trị giá trên 2,47 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Hà Lan hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu (EU) sau Đức và Anh.
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hà Lan chủ yếu là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; giày dép; hàng dệt may; hạt điều; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng thuỷ sản; sản phẩm từ chất dẻo; hạt tiêu; gỗ và sản phẩm gỗ.
Trong 7 tháng đầu năm 2013, mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Hà Lan là điện thoại các loại và linh kiện đạt 363.539.812 USD, tăng 106,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đứng thứ 2 về kim ngạch là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 313.201.504 USD, tăng 23,8%; mặt hàng giày dép đứng thứ 3 với trị giá đạt 210.788.336 USD USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống quan trọng tại thị trường này.
Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm mặc dù là mặt hàng nằm trong nhóm có kim ngạch xuất khẩu nhỏ nhưng trị giá xuất khẩu đã tăng tới 591,4% so với cùng kỳ năm trước, thu về 205.550 USD cho Việt Nam. Ngoài ra, xuất khẩu mặt hàng hóa chất cũng tăng tới tăng tới 528,0% so với cùng kỳ năm trước với trị giá đạt 5.405.895 USD. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả tuy tăng nhẹ 1,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng Hà Lan vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Đây là thị trường chính trong tiêu dùng và phân phối các sản phẩm nông sản của Việt Nam nói chung và rau quả nói riêng. Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hà Lan có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước như: hạt điều giảm 6,9%; hàng thủy sản giảm 15,0%; hạt tiêu giảm 9,7%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 9,7%…
Hà Lan được đánh giá là cửa ngõ và là một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa vào thị trường EU, giúp kết nối các cảng và khu công nghiệp với nội địa EU; chiếm 57% tổng số các trung tâm phân phối; đồng thời chiếm lĩnh thị trường ở các lĩnh vực giao nhận kho vận, công nghiệp hóa chất… Với những lợi thế trên, hàng hóa Việt Nam sẽ được hỗ trợ vào thị trường Hà Lan nói riêng và EU nói chung thuận lợi hơn.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Hà Lan tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2013
ĐVT: USD
Mặt hàng |
T7/2013 |
7T/2013 |
So 7T/2013 với 7T/2012 (% +/- KN) |
Tổng KN |
259.939.985 |
1.651.927.711 |
20,4 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
46.758.475 |
363.539.812 |
106,2 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
49.485.421 |
313.201.504 |
23,8 |
Giày dép các loại |
31.935.850 |
210.788.336 |
9,6 |
Hàng dệt, may |
26.295.479 |
149.867.294 |
5,3 |
Hạt điều |
20.855.083 |
93.020.328 |
-6,9 |
Hàng thủy sản |
12.430.168 |
68.982.177 |
-15,0 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
14.264.293 |
68.040.614 |
12,8 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
8.615.607 |
51.129.117 |
5,2 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
7.689.247 |
37.877.131 |
-1,1 |
Hạt tiêu |
5.808.532 |
34.606.401 |
-9,7 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
3.920.666 |
34.205.578 |
-9,3 |
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù |
4.454.741 |
33.569.763 |
15,2 |
Sản phẩm từ sắt thép |
3.088.908 |
27.492.495 |
18,7 |
Cà phê |
2.220.711 |
19.929.698 |
-9,6 |
Hàng rau quả |
2.380.901 |
12.709.420 |
1,8 |
Gạo |
938.864 |
6.767.715 |
362,1 |
Hóa chất |
975.608 |
5.405.895 |
528,0 |
Cao su |
1.582.967 |
3.981.156 |
-25,4 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
509.425 |
3.543.953 |
41,1 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
175.774 |
2.432.656 |
3,6 |
Sản phẩm gốm, sứ |
374.849 |
2.073.942 |
-35,6 |
Sản phẩm từ cao su |
221.592 |
1.663.336 |
44,9 |
Sản phẩm hóa chất |
348.137 |
1.526.483 |
45,8 |
Than đá |
|
1.354.652 |
275,0 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
|
205.550 |
591,4 |
Theo vinanet
|