|
Theo số liệu thống kê, 7 tháng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đạt 1,37 tỷ USD, tăng 52,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đây Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ chủ yếu là các mặt hàng thô, nhưng kể từ khi ký Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Ấn Độ, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam bắt đầu đa dạng với nhiều chủng loại hơn, thay vì chỉ những mặt hàng nông sản như trước đây.
Các mặt hàng chính xuất khẩu bao gồm sang thị trường này gồm: than đá, cao su và sản phẩm từ cao su, sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, hóa chất và các sản phẩm hóa chất, phương tiện vận tải và phụ tùng, chất dẻo nguyên liệu, cà phê, dệt may, hạt tiêu, gỗ và sản phẩm gỗ,..
Nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong 7 tháng năm 2013, đạt 571.685.920 USD, tăng 175,7% so với cùng kỳ năm trước. Kế đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 137,37 triệu USD, tăng 83,5%; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt 118,18 triệu USD, giảm 12%. Ba mặt hàng trên chiếm 59,9% tổng trị giá xuất khẩu.
Số liệu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ 7 tháng năm 2013
Mặt hàng |
ĐVT |
Tháng 7/2013 |
7Tháng/2013 |
Tổng |
|
|
218.639.438 |
|
1.379.754.654 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
USD |
|
33.281.253 |
|
571.685.920 |
Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện |
USD |
|
43.037.376 |
|
137.377.043 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
USD |
|
33.881.321 |
|
118.180.696 |
Cao su |
Tấn |
17.056 |
40.673.505 |
37.669 |
97.297.049 |
Cà phê |
Tấn |
1.319 |
2.689.141 |
20.993 |
41.689.762 |
Hoá chất |
USD |
|
5.773.389 |
|
35.692.928 |
Xơ, sợi dệt các loại |
Tấn |
1.239 |
6.060.748 |
6.943 |
33.878.628 |
Gỗ và sp gỗ |
USD |
|
4.344.610 |
|
29.894.667 |
Hạt tiêu |
Tấn |
844 |
5.267.165 |
4.205 |
26.371.687 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
USD |
|
4.841.364 |
|
19.252.764 |
Giày dép các loại |
USD |
|
2.338.177 |
|
18.037.742 |
Sp từ sắt thép |
USD |
|
3.665.413 |
|
17.645.374 |
Hạt điều |
Tấn |
346 |
1.150.403 |
5.354 |
17.606.805 |
Sản phẩm hoá chất |
USD |
|
2.591.534 |
|
16.352.556 |
Hàng dệt may |
USD |
|
3.716.166 |
|
15.498.592 |
Sắt thép các loại |
Tấn |
484 |
1.091.187 |
5.958 |
9.765.941 |
Chất dẻo nguyên liệu |
Tấn |
1.940 |
2.348.085 |
8.332 |
9.297.373 |
Sp từ chất dẻo |
USD |
|
798.989 |
|
7.108.329 |
Hàng thuỷ sản |
USD |
|
810.233 |
|
6.219.019 |
Than đá |
Tấn |
6.600 |
1.353.000 |
29.097 |
4.922.507 |
Sp từ cao su |
USD |
|
353.515 |
|
2.050.236 |
Chè |
Tấn |
|
|
834 |
1.041.003 |
Quặng và khoáng sản khác |
Tấn |
|
|
329 |
272.290 |
Một số thủ tục Xuất nhập khẩu của Ấn Độ
Thời hạn của giấy phép về thời gian chuyên chở hàng hóa liên hệ bằng tàu từ nơi cung cấp (nước xuất khẩu) đến nơi nhận hàng (Ấn Độ). Thời hạn của giấy phép có thể được cơ quan cấp phép gia hạn mỗi lần 6 tháng và không quá 125 tháng.
Tùy theo mặt hàng nhập khẩu và thể thức nhập khẩu mà thời hạn hiệu lực cùa giấy phép nhập khẩu thay đổi từ 12 tháng đến 24 tháng.
Các loại giấy phép xuất nhập khẩu
Có giá trị trong thời hạn quy định trong giấy phép và bao gồm các điều khoản do cơ quan cấp giấy phép quy định như sau:
- Miêu tả hàng hóa, số lượng và trị giá hàng hóa.
- Trị giá xuất khẩu tối thiểu.
- Điều kiện của người sử dụng.
- Điều kiện xuất khẩu.
Giấy phép, giấy chứng nhận không phải là một quyền lợi và Tổng Giám đốc Ngoại thương hay cơ quan cấp giấy phép có quyền từ chối cấp hay cấp lại một giấy chứng nhận, giấy phép theo những điều khoản của luật pháp hay những quy định hiện hành.
Hiệu lực của giấy phép xuất nhập khẩu
Thời hạn của giấy phép về thời gian chuyên chở hàng hóa liên hệ bằng tàu từ nơi cung cấp (nước xuất khẩu) đến nơi nhận hàng (Ấn Độ). Thời hạn của giấy phép có thể được cơ quan cấp phép gia hạn mỗi lần 6 tháng và không quá 125 tháng.
Tùy theo mặt hàng nhập khẩu và thể thức nhập khẩu mà thời hạn hiệu lực cùa giấy phép nhập khẩu thay đổi từ 12 tháng đến 24 tháng.
Lệ phí xuất nhập hàng
Đơn được xuất trình cho các cơ quan cấp phép do Chính phủ Ấn Độ quy định. Tất cả đơn xin giấy phép xuất nhập khẩu hoặc bất cứ mục đích nào khác phải được hoàn chỉnh theo những quy định trong chính sách và thủ tục hiện hành.
Tất cả đơn xin xuất nhập hàng đều phải trả phí. Mức độ và thể thức thanh toán phí được ngành ngoại thương và thuế vụ quy định cụ thể.
Mã số xuất nhập khẩu (IEC)
Các đơn vị thực hiện việc giao dịch ngoại thương đều phải xin cấp một IEC.
Miễn IEC trong các trường hợp sau:
- Các cá nhân xuất khẩu hàng cho Myanmar hay nhập khẩu hàng từ Myanmar qua biên giới Ấn Độ - Myanmar, với trị giá không quá 25.000 Rupi.
- Các cá nhân hay xuất nhập khẩu hàng hóa để sử dụng cá nhân, không liên quan đến thương mại, sản xuất hay nông nghiệp.
- Các cá nhân xuất khẩu hàng hóa cho Nepal hay nhập khẩu hàng từ Nepal với trị giá CIF không vượt quá 25.000 Rupi.
- Các Bộ, Cục thuộc chính quyền trung ương hoặc chính quyền các bang.
Thể thức xin cấp IEC
Đơn xin cấp IEC do cơ quan đăng ký của người đứng đơn lập và gửi cho cơ quan cấp giấy phép. Cơ quan này sẽ cấp cho người xin một IEC theo đúng thể thức, chuyển một bản sao cho ngân hàng có liên quan.
Mã số cấp cho một đơn vị có hiệu lực cho tất cả các chi nhánh, phòng, ban, xí nghiệp của đơn vị đó. Nếu không muốn sử dụng mã số đã được cấp, người sở hữu có thể từ bỏ nó bằng cách thông báo cho cơ quan đã cấp. Nhận được thông báo, cơ quan này sẽ làm thủ tục hủy bỏ mã số đã cấp.
Thẻ căn cước
Để tạo thuận lợi cho việc nhận giấy phép xuất nhập hàng và các tài liệu khác, các chủ nhân, giám đốc hay nhân viên được ủy nhiệm của các nhà xuất nhập khẩu, được cấp thẻ căn cước. Số người được cấp thẻ không quá 3 người. Các giấy phép, tài liệu có liên quan đến hồ sơ xuất nhập khẩu được cơ quan liên quan cấp cho những người có thẻ căn cước, như đại diện chính thức của đơn vị xin phép xuất nhập khẩu.
Các nhà xuất nhập khẩu hay đại diện có thể tiếp cận một cách tự do với các cơ quan cấp giấy phép, tham khảo ý kiến hay trình bày những thắc mắc của mình. Việc tham khảo có thể thực hiện bằng thư điện tử.
Vấn đề bảo lãnh ngân hàng
Trước khi thanh toán hàng hóa thông qua thuế quan, nhà nhập khẩu phải có sự cam kết bảo lãnh của ngân hàng đối với cơ quan thuế. Trong trường hợp tái xuất, việc cung cấp chứng chỉ nguyên xứ do các cơ quan được chính phủ chỉ định cung cấp.
Kho hải quan
Các hình thức nhập khẩu, tồn trữ, giải tỏa hàng hay tái xuất đều được dự liệu trong các điều khoản của bộ luật Hải quan năm 1962 cùng các quy định, thông tư ban hành tiếp theo nhằm hướng dẫn việc thi hành những điều khoản đó.
Nhà xuất nhập khẩu có thể thiết lập các kho hải quan nhằm chứa hàng trong thời gian làm các thủ tục thuế quan. Thời gian lưu hàng trong loại kho này có thể kéo dài trong một năm mà không phải trả thêm một khoản thuế nào. Những hàng hóa trên cũng có thể tái xuất khẩu mà không phải chịu thuế nếu nhà xuất khầu xuất trình được vận tải đơn hay chứng chỉ xuất khẩu có liệt kê các mặt hàng liên hệ và lệnh xuất do cơ quan thuế quan có thẩm quyền cấp.
Xuất nhập khẩu hàng mẫu
Việc xuất khẩu các hàng mẫu thuộc danh mục các mặt hàng xuất khẩu tự do được cho phép mà không cần có một giới hạn nào.
Việc nhập khẩu hàng mẫu có quy cách kỹ thuật và thương mại hợp pháp, ngoại trừ hạt giống rau cảu, ong mật, tân dược, đều không cần phải có giấy phép. Tuy nhiên, việc nhập khẩu hàng mẫu có trị giá không vượt quá 2000 Rupi (giá CIF) mỗi lần không cần có giấy phép.
Xuất khẩu hàng mẫu – Trưng bày hàng mẫu ngoài nước
Đơn xin thực hiện những việc trên được nộp cho Tổng Giám đốc Ngoại thương.
Xuất nhập khẩu hàng hóa để thay thế
- Các hình thức xuất khẩu phi vật chất như đường truyền dữ liệu tốc độ cao, internet, điện thoại đường dài thuộc thẩm quyền Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu hàng Điện tử và Phần mềm.
- Đơn xin xuất khẩu quà biếu, phụ tùng hay hàng thay thế thuộc thẩm quyền xem xét của Tổng Giám đốc Ngoại thương.
Xuất khẩu bằng đường bưu chính
Trong trường hợp xuất hàng qua đường bưu chính, nhà xuất khẩu phải xuất trình đủ các chứng từ sau:
- Biên nhận của cơ quan bưu chính.
- Hóa đơn hợp lệ có xác nhận của thuế quan.
- Chứng chỉ ngân hàng về xuất khẩu và bán hàng.
Nhập khẩu nguyên mẫu
Việc nhập khẩu các nguyên mẫu hàng còn mới hay đã qua sử dụng hoặc hàng mẫu đó qua sử dụng không vượt quá 10 đơn vị mỗi năm và có trả thuế được miễn giấy phép nhập khẩu.
Nhập hàng theo thỏa hiệp giữa hai chính phủ
Không cần giấy phép nhập khẩu hay giấy phép của ngành thuế quan.
Nhập khẩu trang thiết bị văn phòng
Văn phòng của những công ty nước ngoài đặt tại Ấn Độ, với sự chuẩn y của Ngân hàng dự trữ Ấn Độ, có thể nhập khẩu các trang bị văn phòng đã qua sử dụng mà không cần giấy phép nhập khẩu.
Nhập hàng đã qua sử dụng, phế phẩm
Những mặt hàng dưới đây được nhập mà không cần giấy phép:
- Nhập hàng tiêu dùng đã qua sử dụng.
- Các phế phẩm, phế liệu bằng kim loại, ngoại trừ các phế phẩm có tính độc hại, có chứa chất phóng xạ. Những loại được phép nhập không cần giấy phép gồm: giấy phế thải, đồ len cũ, đồ cũ bằng sợi tổng hợp, chai nhựa. Nhà nhập khẩu phải xuất trình một bản sao hợp đồng ký giữa nhà xuất khẩu xác định lô hàng không có chứa vũ khí, đạn dược, mìn, chất bị nhiễm xạ.
Những hàng tiêu dùng đã qua sử dụng và không lâu quá 10 năm được nhập khẩu tự do. Tuy nhiên, những hàng này không được chuyển nhượng, buôn bán trong thời hạn 2 năm kể từ ngày nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp có sự cho phép của Tổng Giám đốc Ngoại thương.
Nhập khẩu những mặt hàng hạn chế
Giấy phép nhập những mặt hàng hạn chế được cấp bởi Tổng Giám đốc Ngoại thương hoặc một giới chức được ủy quyền. Trong công tác này, vị Tổng Giám đốc được sự tư vấn của một ủy ban gồm đại diện các cơ quan kỹ thuật, các Bộ và Cục có liên quan.
Chuyển tiếp hàng nhập khẩu
Những mặt hàng nhập khẩu không hạn chế có thể được chuyển tiếp tự do. Hồ sơ xin chuyển tiếp quyền sử dụng được nộp cho cơ quan xét cho phép và thường có những nội dung sau:
- Bản sao của giấy phép nhập khẩu và vận tải đơn của số hàng hóa liên quan.
- Tên, địa chỉ, mã số, giấy phép, giấy đăng ký của người chuyển nhượng;
- Bản miêu tả, số lượng và trị giá của số hàng nhập khẩu và số hàng cần chuyển nhượng.
Thời hạn và điều kiện chuyển nhượng căn cứ vào thỏa thuận giữa người bán và người mua.
Theo vinanet
|