|
Theo số liệu thống kê, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Pakistan 8 tháng đầu năm 2013 đạt 205,2 triệu USD, giảm 20,9%, trong đó xuất khẩu đạt 113,8 triệu USD, tăng 2,6% và nhập khẩu đạt 91,4 triệu USD, giảm 38,5% so với cùng kỳ năm trước.
Sở dĩ có sự sụt giảm mạnh trong kim ngạch thương mại hai chiều là do tình hình chính trị tại Pakistan thời gian vừa qua có nhiều biến động. Tuy nhiên, hiện nay tình hình chính trị Pakistan đang dần đi vào ổn định, thương mại hàng hóa và đầu tư sản xuất đã khởi động trở lại.
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu sang Pakistan 8 tháng 2013
Đơn vị: triệu USD
Mặt hàng |
8T/2013 |
8T/ 2012 |
Tăng trưởng (%) |
Chè |
24,08 |
29,6 |
- 18,6 |
Hạt tiêu |
10,8 |
13,4 |
- 19,4 |
Thủy sản |
6,8 |
6 |
13,3 |
Cao su |
9,6 |
6,5 |
47,6 |
Xơ, sợi dệt các loại |
18,08 |
15,6 |
15,8 |
TỔNG |
113,8 |
110,9 |
2,6% |
Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Pakistan hầu như không tăng trưởng về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhóm hàng cao su tăng trưởng mạnh về giá trị xuất khẩu (47,6%), xơ sợi dệt các loại tăng 15,8%.
Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Pakistan, một số mặt hàng nông sản chủ lực như chè và hạt tiêu đều giảm gần 20% về giá trị xuất khẩu. Nguyên nhân là do giá xuất khẩu thấp và kinh tế Pakistan đình trệ.
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu từ Pakistan 8 tháng 2013
Đơn vị: triệu USD
Mặt hàng |
8T/2013 |
8T/ 2012 |
Tăng trưởng (%) |
Bông |
17,5 |
83,2 |
-78,9 |
Xơ, sợi dệt các loại |
11,2 |
9,1 |
23 |
Vải các loại |
21,7 |
19,6 |
10,7 |
Nguyên phụ liệu dệt may, da giầy |
12,7 |
9,3 |
36,5 |
TỔNG |
91,4 |
148,8 |
-38,5 |
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan vào Việt Nam giảm 38,5% so với cùng kỳ năm 2012. Mức giảm lớn này chủ yếu do Việt Nam giảm nhập Bông từ Pakistan (giảm 78,9%). Tuy nhiên, hầu hết giá trị nhập khẩu các nhóm hàng nguyên liệu khác, chủ yếu là phục vụ sản xuất dệt may, da giầy đều tăng khá như nguyên phụ liệu dệt may, da giầy tăng 36,5%; vải 10,7% và xơ sợi dệt 23%. Như vậy, Pakistan vẫn là thị trường đầy tiềm năng cho hàng xuất khẩu may mặc của Việt Nam.
Theo vinanet
|