|
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng đầu năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt trên 2,35 tỷ USD, tăng 2,5% so với tháng 12/2013 và tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2013. Với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,35 tỷ USD.
Hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ rất đa dạng, phong phú; Trong số đó thì dệt may tiếp tục đứng đầu về kim ngạch với 954,53 triệu USD, chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,5 so với tháng trước. Tiếp theo là nhóm hàng giày dép đạt 248,12 triệu USD, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái; tuy nhiên so với tháng 12/2013 thì mặt hàng này lại giảm 10,8%. Gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu với 186,67 triệu USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tháng đầu năm tăng trưởng dương ở hầu hết các nhóm hàng; đáng chú ý, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện mặc dù kim ngạch xuất khẩu đứng vị trí thứ 5, với 126,93 triệu USD nhưng so với cùng kỳ năm ngoái lại tăng rất mạnh, tới 1.033,8%. Tuy nhiên, các nhóm hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường này lại sụt giảm mạnh trong tháng đầu năm như: cà phê (-37,6%), hạt tiêu (-37,7%), cao su (-35,1%), chè (-32,4%).
Thống kê Hải quan về xuất khẩu sang Hoa Kỳ tháng 01 năm 2014.
ĐVT: USD
Mặt hàng |
T1/2014 |
T12/2013 |
T1/2013 |
T1/2014 so với T12/2013 (%) |
T1/2014 so với T01/2013 (%) |
Tổng kim ngạch |
2.357.873.112 |
2.299.647.595 |
2.028.539.377 |
+2,5 |
+16,2 |
Hàng dệt, may |
954.531.378 |
840.175.149 |
789.468.314 |
+13,6 |
+20,9 |
Giày dép các loại |
248.125.802 |
278.265.813 |
241.822.368 |
-10,8 |
+2,6 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
186.673.928 |
212.834.623 |
183.148.689 |
-12,3 |
+1,9 |
Hàng thủy sản |
155.663.788 |
135.518.309 |
82.176.122 |
+14,9 |
+89,4 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
126.939.118 |
100.017.536 |
11.195.811 |
+26,9 |
+1.033,8 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
116.090.843 |
122.660.965 |
100.012.992 |
-5,4 |
+16,1 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
98.777.534 |
90.900.664 |
70.393.386 |
+8,7 |
+40,3 |
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù |
88.995.971 |
78.197.392 |
61.939.052 |
+13,8 |
+43,7 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
54.831.212 |
52.130.530 |
54.929.256 |
+5,2 |
-0,2 |
Cà phê |
33.643.071 |
30.375.587 |
53.912.775 |
+10,8 |
-37,6 |
Sản phẩm từ sắt thép |
31.781.016 |
27.287.612 |
36.976.242 |
+16,5 |
-14,1 |
Hạt điều |
29.329.890 |
42.041.225 |
24.540.454 |
-30,2 |
+19,5 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
27.380.968 |
31.497.363 |
21.948.596 |
-13,1 |
+24,8 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
20.797.638 |
21.274.550 |
16.130.202 |
-2,2 |
+28,9 |
Hạt tiêu |
9.672.164 |
5.907.569 |
15.518.869 |
+63,7 |
-37,7 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
9.196.132 |
8.255.754 |
8.899.645 |
+11,4 |
+3,3 |
Sản phẩm gốm, sứ |
8.860.300 |
6.461.875 |
6.546.097 |
+37,1 |
+35,4 |
Cao su |
6.937.670 |
4.346.100 |
10.693.279 |
+59,6 |
-35,1 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
5.236.402 |
4.848.413 |
5.251.280 |
+8,0 |
-0,3 |
Hàng rau quả |
5.068.123 |
4.602.407 |
4.843.726 |
+10,1 |
+4,6 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
4.722.085 |
4.595.836 |
5.184.936 |
+2,7 |
-8,9 |
Sản phẩm từ cao su |
4.097.045 |
5.464.723 |
4.076.484 |
-25,0 |
+0,5 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh |
3.912.305 |
4.500.102 |
4.806.824 |
-13,1 |
-18,6 |
Dây điện và dây cáp điện |
3.286.061 |
3.739.177 |
3.531.790 |
-12,1 |
-7,0 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
2.678.113 |
4.086.076 |
2.827.628 |
-34,5 |
-5,3 |
Hóa chất |
2.410.580 |
7.514.653 |
1.930.628 |
-67,9 |
+24,9 |
Xơ, sợi dệt các loại |
2.389.715 |
3.319.909 |
4.444.509 |
-28,0 |
-46,2 |
Gạo |
1.850.633 |
2.680.444 |
1.692.777 |
-31,0 |
+9,3 |
Sắt thép các loại |
1.715.434 |
3.470.851 |
1.166.044 |
-50,6 |
+47,1 |
Sản phẩm hóa chất |
1.331.833 |
1.551.458 |
2.803.026 |
-14,2 |
-52,5 |
Chè |
739.617 |
1.287.387 |
1.093.536 |
-42,5 |
-32,4 |
Theo các chuyên gia, mặc dù đánh giá thị trường Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn và quan trọng của Việt Nam, nhưng năm 2014 nếu nước ta duy trì được tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ thì mức tăng sẽ khoảng 10%. Tuy nhiên, xuất khẩu vào Hoa Kỳ luôn gặp khó khăn về rào cản thương mại, các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, có mặt hàng hết sức quan trọng đối với Việt Nam như thủy sản (tôm, cá basa, cá tra…) hay các mặt hàng giày dép, dệt may (hàng có kim ngạch lớn trong tổng xuất khẩu của Việt Nam).
Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này cần biết chủ động ứng phó bất trắc. Trong đó, một số điểm về chính sách mà doanh nghiệp cần lưu ý như:
Dự Luật nông trại 2012 đã nổi lên chương trình giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ. Hiện Quốc hội Hoa Kỳ đang thảo luận để có thể thống nhất việc đưa chương trình Giám sát cá da trơn, trong đó có cá tra và cá basa Việt Nam từ Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) sang cho Bộ Nông nghiệp quản lý.
Nếu điều này thành hiện thực, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ áp dụng tiêu chuẩn tương đồng, tức là các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phải đáp ứng tiêu chuẩn ngang với doanh nghiệp Hoa Kỳ, từ quy trình từ sản xuất, xuất khẩu, bảo quản, đóng gói… Trong khi đó, theo tính toán, Việt Nam có thể phải mất từ 5 đến 7 năm để đạt tiêu chuẩn này. Nếu thế, trong khi chờ đạt tiêu chuẩn, Việt Nam sẽ không thể xuất khẩu được cá da trơn vào thị trường này.
Không những thế, hằng năm Hoa Kỳ còn có chương trình rà soát hành chính đối với cá tra và cá basa. Theo đó, sắp tới phía Hoa Kỳ có thể sẽ lấy Indonesia để so sánh giá với Việt Nam (trước đây là Bangladesh) sẽ tăng khó khăn cho phía Việt Nam. Đồng thời, thông thường hằng năm, phía Hoa Kỳ có một báo cáo về rào cản thương mại của các nước, không chỉ riêng Việt Nam.
Theo Vinanet/Hải quan
|