Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã thúc giục các chính phủ tại châu Mỹ Latin và khu vực Caribbean tận dụng kết nối từ hàng không để có được một tương lai thành công hơn.
Phát biểu tại hội thảo “Winds of Change” tại Santiago, ông Tony Tyler cho biết, “Châu Mỹ Latin đã chín muồi với các cơ hội. Nơi này có một ngành hàng không năng động thực hiện tốt việc gom hàng qua biên giới nhằm tăng cường hiệu suất và cạnh tranh, giúp mang đến nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Và khu vực có địa hình đặc biệt thích hợp cho vận chuyển hàng không.
Theo IATA, nhiều chính phủ trong khu vực đang theo đuổi những chính sách xem ngành hàng không là một ngành xa xỉ, hơn là một chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế.
“Trong khi một số quốc gia trong khu vực như Chile và Panama nhận thấy giá trị của ngành hàng không, những quốc gia khác lại dựng lên những rào cản đối với thành công của ngành này, bỏ qua những bài học từ những nơi như Hàn Quốc, Vùng Vịnh hay Singapore, những nơi đã đưa kết nối hàng không vào trọng tâm trong các kế hoạch phát triển của mình,” ông Tyler nói. “Đồng bộ với các tiêu chuẩn và thông lệ toàn cầu trong chính sách và mức độ thực hiện chính là chìa khóa cho thành công của ngành hàng không. Điều này giúp tạo môi trường tốt nhất cho một hệ thống hàng không mạnh mẽ, có thể là chất xúc tác cho phát triển kinh tế.”
Ông Tyler nhất mạnh ba ưu tiên hàng đầu các chính phủ châu Mỹ Latin cần tập trung để ngành hàng không đạt được hết tiềm năng trong khu vực: thuế và phí, cơ sở hạ tầng và quy định.
Một số quốc gia châu Mỹ Latin áp dụng thuế nhiên liệu máy bay lên các chuyến bay quốc tế, vốn không phù hợp với các toàn cầu toàn cầu và mâu thuẩn với các quy định của Thỏa thuận Chicago và của Tổ chức Hàng không Dân dụng. Trung bình, chi phí nhiên liệu trong khu vực cao hơn 14% so với mức trung bình toàn cầu.
Về cơ sở hạ tầng, các chính phủ trên khắp châu Mỹ Latin đang thực hiện chuyển nhượng và tư nhân hóa để đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng.
“Thiếu sân bay trên khắp khu vực này không có gì là bí mật. Trên thực tế, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chỉ có hai nền kinh tế, Panama và Barbados, thuộc top 35 quốc gia xét về chất lượng cơ sở hạ tầng sân bay,” ông Tyler nói. “Những phương thức sáng tạo để tiếp vốn cho phát triển sân bay luôn được hoan nghênh, miễn là chúng phù hợp với các chính sách của ICAO về, về các vấn đề trong đó làm rõ các chính phủ chịu trách nhiệm giám sát kinh tế đối với việc thương mại hóa hoặc tư nhân hóa các sân bay. Họ phải đảm bảo các nguyên tắc về không phân biệt đối xử, các vấn đề có liên quan đến chi phí, minh bạch và có sự tham khảo đối với các bên liên quan sử dụng sân bay.”
Theo Aircargo World