|
Ngành công nghiệp Da giày đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế. Đây là ngành đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu (đứng sau nhóm hàng điện thoại và nhóm hàng dệt may). Tháng 5/2014 kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này đạt 943,03 triệu USD, tăng 10,12% so với tháng trước đó và cũng tăng 9,49% so với cùng tháng năm 2013; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả 5 tháng lên 3,89 tỷ USD, tăng 21,19% so với cùng kỳ năm 2013.
Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt 10,32 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2012 và vượt 3% so với kế hoạch của năm 2013. Nếu tính riêng kim ngạch giày dép thì tỉ lệ tăng trưởng 15%, vượt ngoài mong đợi của các doanh nghiệp (DN). Đặc biệt, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu da giày 5 tháng đầu năm 2014 đạt 3,89 tỷ USD, tăng 21,19% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó, riêng tháng 5/2014 kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này đạt 943,03 triệu USD, tăng 10,12% so với tháng trước đó và cũng tăng 9,49% so với cùng tháng năm 2013.
Tính đến ngày 15/6, ngành Da giày đã xuất khẩu đạt kim ngạch 4,36 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2013. Trong năm 2014, toàn ngành da giày phấn đấu đạt tổng kim ngạch 14 tỷ USD, trong đó mặt hàng giày dép sẽ đạt 9,1 tỷ USD. Đến năm 2015, xuất khẩu giày dép sẽ đạt 11 tỷ USD.
Nguyên nhân ngành da giày tăng trưởng mạnh chủ yếu là do các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có những đầu tư tích cực cho ngành da giày - túi xách và dệt may để đón đầu Hiệp định TPP và hiệp định song phương giữa Việt Nam và EU. Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm nhiều là cần hạn chế phụ thuộc nguồn nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc.
Trong 5 tháng đầu năm 2014, giày dép xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn đứng đầu về kim ngạch, với gần 1,26 tỷ USD, chiếm 32,29% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước, tăng 21,23% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất sang Bỉ đứng vị trí thứ 2 về kim ngạch với 275,35 triệu USD, chiếm 7,08%, tăng 37,64%; tiếp đến thị trường Anh 212,13 triệu USD, chiếm 5,45%, tăng nhẹ 0,7%; Nhật Bản 212,05 triệu USD, chiếm 5,45%, tăng 38,23%; Đức 209,04 triệu USD, chiếm 5,38%, tăng 34,77%.
Nhìn chung, xuất khẩu giày dép sang phần lớn các thị trường trong 5 tháng đầu năm 2014 đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh sang các thị trường như: Phần Lan (+152%); Chi Lê (+83,41%); Israel (+80,62%); Ba Lan (+71,51%); Tiểu vương quốc Ả Rập TN (+58,04%).
Kim ngạch xuất khẩu da giày sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2014. ĐVT: USD
Thị trường |
T5/2014 |
5T/2014 |
T5/2014 so với T4/2014
(%) |
T5/2014 so với T5/2014
(%) |
5T/2014 so với cùng kỳ(%) |
Tổng KN |
943.032.715 |
3.888.876.121 |
+10,12 |
+9,49 |
+21,19 |
Hoa Kỳ |
299.363.876 |
1.255.563.559 |
+6,08 |
+5,57 |
+21,23 |
Bỉ |
80.980.475 |
275.347.255 |
+67,41 |
+35,44 |
+37,64 |
Anh |
51.593.278 |
212.130.830 |
+9,47 |
-15,99 |
+0,70 |
Nhật Bản |
40.840.519 |
212.050.166 |
+31,65 |
+22,81 |
+38,23 |
Đức |
56.424.797 |
209.044.482 |
+31,54 |
+39,29 |
+34,77 |
Trung Quốc |
34.996.110 |
190.414.988 |
-10,72 |
+28,32 |
+34,09 |
Hà Lan |
47.655.936 |
178.037.070 |
+33,17 |
+20,02 |
+24,65 |
Tây Ban Nha |
30.133.570 |
147.214.845 |
-4,65 |
+20,75 |
+36,43 |
Braxin |
28.029.234 |
124.253.206 |
-16,61 |
-7,89 |
+2,29 |
Hàn Quốc |
21.258.883 |
123.352.859 |
-50,78 |
+4,94 |
+32,02 |
Italia |
25.495.699 |
101.760.943 |
+35,94 |
+20,72 |
+32,39 |
Mexico |
20.918.063 |
96.678.900 |
-24,71 |
+7,51 |
+3,00 |
Pháp |
20.698.742 |
84.473.737 |
+34,46 |
-24,91 |
+4,50 |
Canada |
20.372.782 |
63.803.958 |
+53,17 |
+5,73 |
+5,34 |
Australia |
13.614.949 |
48.438.728 |
+52,80 |
+19,79 |
+26,23 |
Chi Lê |
15.250.666 |
46.015.201 |
+17,24 |
+97,33 |
+83,41 |
Panama |
9.659.894 |
42.871.062 |
+26,06 |
-14,70 |
-9,99 |
Hồng Kông |
10.930.872 |
40.094.132 |
+2,82 |
+9,02 |
+9,22 |
Nga |
9.603.254 |
37.045.274 |
+13,22 |
+4,96 |
+9,58 |
Slovakia |
10.820.479 |
36.904.138 |
-0,69 |
-5,57 |
+18,81 |
Tiểu vương quốc Ả Rập TN |
10.074.301 |
32.438.617 |
+26,36 |
+59,84 |
+58,04 |
Đài Loan |
7.078.903 |
29.623.860 |
-47,96 |
+23,18 |
+10,15 |
Nam Phi |
5.660.910 |
26.464.606 |
+0,76 |
-1,98 |
+2,72 |
Achentina |
2.274.065 |
19.766.444 |
-55,23 |
-55,24 |
+9,10 |
Áo |
4.538.090 |
18.188.776 |
-14,15 |
-31,36 |
-13,20 |
Đan Mạch |
3.624.509 |
15.191.509 |
-0,80 |
-5,39 |
+13,02 |
Thụy Điển |
4.593.485 |
14.879.771 |
+60,85 |
-30,87 |
-27,74 |
Malaysia |
4.086.683 |
14.417.419 |
+184,08 |
+48,28 |
+26,64 |
Ấn Độ |
3.138.133 |
14.217.667 |
+15,43 |
-4,79 |
+7,99 |
Singapore |
3.733.691 |
13.264.583 |
+88,82 |
+47,62 |
+11,60 |
Israel |
2.476.398 |
12.119.968 |
+14,55 |
+10,87 |
+80,62 |
Thổ Nhĩ Kỳ |
4.599.830 |
12.082.501 |
+6,83 |
-4,65 |
+1,09 |
Indonesia |
2.495.552 |
10.383.934 |
+74,74 |
-23,62 |
+10,55 |
Philippines |
2.555.410 |
9.794.610 |
+188,14 |
+26,63 |
+18,19 |
Hy Lạp |
1.632.075 |
9.521.615 |
-38,01 |
-24,77 |
+38,34 |
Thái Lan |
1.828.941 |
8.745.885 |
+112,38 |
-23,06 |
-11,46 |
NewZealand |
1.594.087 |
8.360.139 |
-5,54 |
-9,51 |
+15,78 |
Thụy Sĩ |
2.178.874 |
8.313.910 |
+83,04 |
-39,59 |
-16,57 |
Séc |
185.498 |
7.856.882 |
-73,20 |
-95,43 |
-29,13 |
Ba Lan |
807.685 |
7.229.824 |
-12,48 |
+36,16 |
+71,51 |
NaUy |
1.694.839 |
5.498.632 |
+64,38 |
-57,98 |
-35,44 |
Phần Lan |
2.040.031 |
5.055.504 |
+114,62 |
+470,44 |
+152,03 |
Ucraina |
589.233 |
2.153.809 |
-5,97 |
-13,27 |
-23,21 |
Hungari |
122.026 |
838.049 |
-47,31 |
* |
* |
Bồ Đào Nha |
170.608 |
437.975 |
+166,31 |
+27,08 |
+18,55 |
Hiện nay sản phẩm chủ lực của ngành da giày là giày thể thao và giày vải của Việt Nam đang được các thị trường truyền thống (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản) ưa chuộng. Đồng thời, thị trường nội địa cũng rất rộng lớn và đang tăng trưởng nhanh. Năm 2013, chỉ riêng thị trường nội địa đã tiêu thụ 130 triệu đôi giày, đạt mức tăng trưởng trên 25%/năm. Mục tiêu mà ngành Da giày đặt ra trong 10 năm tới là vào Top 10 nhà sản xuất da giày thế giới.
Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI và là thành viên nhóm chuyên gia nghiên cứu của WB về phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam, ngành Da giày Việt Nam đang có nhiều lợi thế cũng như cơ hội để phát triển trong thời gian tới. Đó là khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới; sản phẩm đã phân bố tại hầu hết các thị trường lớn như Bắc Mỹ, EU, Nhật.
Đến nay, hầu hết các DN Nhà nước trong ngành đã được cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các DN tư nhân đang phát triển nhanh, mạnh về quy mô sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. DN vốn FDI tăng nhanh và phát triển mạnh mẽ góp phần to lớn vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành.
Đặc biệt, trong quy hoạch phát triển ngành Da giày đến năm 2020, Chính phủ đã đồng ý và hỗ trợ cho phát triển KCN tập trung làm đế và xi mạ tại phía Bắc. Theo đó, thiết lập quy hoạch các KCN hỗ trợ bằng hình thức hình thành KCN nguyên phụ liệu ở cả hai đầu miền Bắc và miền Nam. Trong đó, Chính phủ hỗ trợ bằng cách đầu tư hệ thống xử lý nước thải và DN sẽ đầu tư nhà máy sản xuất và trả chi phí xử lý nước.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, thời gian tới sẽ có nhiều nhà đầu tư của các nước tiến tới đầu tư phát triển sản xuất ngành phụ trợ cho ngành giày dép tại Việt Nam để đón đầu cơ hội ngành mở rộng thị trường khi gia nhập các Hiệp định thương mại với EU, Hoa Kỳ.
Nguồn: Bộ Công Thương
|