Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu phân bón

7/30/2014 10:09:06 AM

Bộ Tài chính đang xem xét đề xuất tăng thuế nhập khẩu một số loại phân bón của Tập đoàn Hóa chất VN (Vinachem) và nếu được chấp thuận, hàng triệu nông dân sẽ bị ảnh hưởng do phải mua giá cao.

Điều đáng nói là đề xuất của Vinachem chỉ nhằm tháo gỡ khó khăn cho một số đơn vị sản xuất thành viên của chính tập đoàn này.

Tăng thuế để cứu Đạm Ninh Bình?

"Quan trọng nhất là áp thuế nhập khẩu mới sẽ tăng giá thành và đương nhiên người lãnh hậu quả là hàng triệu triệu bà con nông dân phải mua giá phân bón cao hơn"

Ông TRẦN NGỌC THIỀM

Giải thích việc đề xuất tăng thuế, Vinachem cho rằng lượng phân bón nhập khẩu suốt cuối năm 2013 đến nay tăng mạnh, trong khi sản lượng urê của bốn nhà máy trong nước đã dư khoảng 300.000 tấn/năm so với nhu cầu tiêu thụ khiến sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước bị tồn đọng. Cụ thể, lượng tồn kho lên đến 685.000 tấn, trong đó urê tồn 138.000 tấn, tăng gần 900%, NPK tồn 274.000 tấn, tăng 19%. Trong bốn tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của Vinachem giảm 5,8%, doanh thu giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt, nhà máy sản xuất phân đạm urê của Vinachem tại Ninh Bình (Đạm Ninh Bình) có công suất 560.000 tấn/năm mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2012 nên các chi phí khấu hao, lãi vay chiếm tỉ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, Vinachem kiến nghị tăng thuế nhập khẩu phân bón đối với urê từ mức 0-5% (tùy loại) lên mức chung là 7%, NPK từ mức 0-6% lên mức chung 8%, DAP từ mức 0-5% lên mức chung 8%.

Trước đề xuất của Vinachem, Bộ Tài chính cho biết đang lấy ý kiến của các bộ ngành liên quan trước khi điều chỉnh thuế. Đối với mặt hàng phân urê, thuế nhập khẩu urê đã tăng từ 0% lên 3%, áp dụng từ đầu năm nay để khuyến khích sản xuất trong nước. Mặt hàng phân urê trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu nên Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế nhập khẩu từ 3% lên 6%, bằng với mức trần cam kết khi đàm phán tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đối với mặt hàng phân NPK, mức kiến nghị điều chỉnh tăng thuế suất lên 8% là không phù hợp với cam kết WTO. Riêng mặt hàng phân DAP, thuế suất cũng vừa tăng từ 0% lên 3% từ đầu tháng 1 năm nay nhằm khuyến khích sản xuất.

Đạm Ninh Bình nợ gấp 10 lần vốn chủ sở hữu

Báo cáo tài chính năm 2013 của Đạm Ninh Bình cho thấy đến hết năm 2013, dù vốn chủ sở hữu chỉ 1.038 tỉ đồng nhưng công ty này có tổng số nợ lên tới 10.525 tỉ đồng. Trong đó nợ ngắn hạn là 2.208 tỉ đồng, nợ dài hạn là 8.317 tỉ đồng. Từ khi đi vào hoạt động vào năm 2012 đến tháng 6-2014, Đạm Ninh Bình lỗ lũy kế 1.071 tỉ đồng.

Không đồng tình với đề xuất tăng thuế như nêu trên, đại diện một nhà sản xuất phân bón lớn ở miền Bắc cho biết hầu hết lượng phân urê, NPK và DAP được nhập khẩu về để sản xuất phân NPK hàm lượng cao trong nước. Chính việc tăng thuế nhập khẩu như đề xuất của Vinachem chỉ nhằm giải cứu Công ty TNHH Đạm Ninh Bình mà tập đoàn này là chủ đầu tư. “Giá urê của Đạm Ninh Bình không thể cạnh tranh nổi với hàng nhập từ Trung Quốc. Dự báo giá urê Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới nên dù Bộ Tài chính có tăng thuế nhập khẩu thêm 3% thì chưa chắc các công ty sản xuất trong nước đã nhập hàng của Đạm Ninh Bình” - giám đốc một công ty kinh doanh phân bón khuyến cáo.

Ông Trần Ngọc Thiềm, chủ một doanh nghiệp kinh doanh phân bón tại Hà Nội, cho biết đề nghị tăng thuế nhập khẩu phân bón của Vinachem với lý do sản xuất phân bón trong nước lỗ, tồn kho nhiều là không chính xác vì hiện nay phân đạm Phú Mỹ bán ở miền Bắc đang không đủ đáp ứng thị trường. Chỉ có Đạm Ninh Bình và Đạm Đình Vũ là hai doanh nghiệp thuộc Vinachem khó khăn, còn các nhà máy khác như Lân Lâm Thao, Đạm Hà Bắc, Đạm Phú Mỹ đều lãi.

Nông dân là người chịu thiệt

Theo ông Vũ Duy Hải - tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinacam (TP.HCM), giá phân bón nhập khẩu về VN hiện ở mức 6.700 đồng/kg đã bao gồm thuế, phí. Nếu tăng thuế lên nữa, giá về VN ở mức khoảng 7.000 đồng/kg, trong khi giá bán lẻ trong nước hiện ở mức trên 7.000 đồng/kg. Do đó, nếu Bộ Tài chính tăng thuế thì chưa chắc đã hạn chế được phân bón nhập khẩu, mà chỉ làm hàng chục triệu nông dân phải trả thêm một khoản tiền rất lớn để mua phân bón. “Trong bối cảnh giá nông sản giảm sút, thu nhập của nông dân khó khăn mà giá phân bón chiếm đến 40-50% giá thành sản xuất nông nghiệp thì cần hết sức cân nhắc đừng đánh thuế ngay thời điểm này” - ông Hải đề nghị.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón tại VN, các chủ doanh nghiệp đều cho hay đây là một đề xuất vô lý và mang nặng tính chất lợi ích nhóm. Ông Nguyễn Duy Lượng, phó chủ tịch Hội Nông dân VN, cho biết Hội Nông dân VN phản đối đề xuất này của Vinachem, vì tăng thuế thực chất là hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất phân bón mà quay lưng lại với nông dân. “Chắc chắn tăng thuế nhập khẩu phân bón thì giá mặt hàng này bán đến tay nông dân sẽ tăng lên. Người nông dân luôn bị thiệt thòi, bị tổn thương nhất khi chi phí đầu vào sản xuất nông nghiệp luôn tăng, còn giá bán ra bấp bênh, không có lợi nhuận. Do vậy, Bộ Tài chính nên thận trọng cân nhắc với đề xuất này” - ông Lượng nhấn mạnh.

Nhập khẩu phân bón giảm

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay lượng phân bón nhập khẩu về VN liên tục sụt giảm so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, trong tháng 7-2014 ước tính khối lượng phân bón các loại nhập khẩu đạt 250.000 tấn với giá trị 81 triệu USD, đưa khối lượng phân bón nhập khẩu bảy tháng đầu năm 2014 đạt gần 2,1 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu đạt 666 triệu USD, giảm 15,8% về lượng và giảm 32,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Theo Tuoitre

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Sản lượng thủy sản 7 tháng tăng so với cùng kỳ (7/30/2014 9:45:47 AM)
Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục tăng (7/30/2014 9:44:33 AM)
Doanh nghiệp Philippines đánh giá cao thị trường Việt Nam (7/30/2014 9:43:23 AM)
Giá xăng dầu giảm từ 14h (7/29/2014 10:16:52 AM)
USDA dự báo sản lượng gạo thế giới năm 2015 sẽ cao kỷ lục (7/29/2014 10:15:05 AM)
Giá bán lẻ gạo trung bình ở Philippine cao kỷ lục (7/29/2014 10:13:45 AM)
Dự trữ cà phê của Brazil tăng lên cao nhất 7 năm (7/29/2014 10:05:27 AM)
Châu Á: Giá gạo VN cao kỷ lục gần 2 năm, gạo Thái vững (7/28/2014 9:31:18 AM)
Phát triển cây ngô ở ĐBSCL (7/28/2014 9:20:24 AM)
Nhiều doanh nghiệp tỉnh Kanagawa muốn đầu tư vào Việt Nam (7/26/2014 8:51:55 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com