Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

EU sẵn sàng mở cửa nhanh hơn cho hàng Việt Nam

11/13/2014 9:28:45 AM

Trong quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU, EU có một số mặt hàng nhạy cảm như đường và sản phẩm có đường, gạo, thủy sản nên đang tìm mọi cách để hạn chế khả năng tiếp cận.

Thuế giảm nhanh

Theo đánh giá của các chuyên gia, FTA Việt Nam và EU khi được ký kết có thể sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam tăng thêm từ 10-15% so với hiện nay. Ngoài ra, FTA sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng từ 30-40% và nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng từ 20-25%.

Cắt nghĩa rõ hơn về những cơ hội Việt Nam có được từ FTA Việt Nam – EU, tại buổi khai trương dự án năng lực thương mại Việt Nam (TCV) và toạ đàm về tác động của FTA Việt Nam – EU do Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (MUTRAP) tổ chức ngày 12-11, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), cố vấn của đoàn đàm phán FTA Việt Nam – EU cho biết, FTA Việt Nam – EU mở ra cơ hội lớn về tiếp cận thị trường cho cả hai bên, trong đó Việt Nam chủ yếu cơ hội tiếp cận thị trường về thương mại hàng hóa, EU tiếp cận cơ hội về thị trường đầu tư, dịch vụ, mua sắm chính phủ.

Tuy nhiên, FTA Việt Nam – EU khác với các hiệp định Việt Nam đã ký với ASEAN. Các hiệp định với ASEAN là giảm thuế 90% trong lộ trình 10 năm còn với FTA Việt Nam - EU, tiêu chuẩn tối thiểu 90/7, tức là 90% dòng thuế về 0% trong vòng 7 năm nhưng hai bên sẵn sàng đi nhanh hơn mức ấy. Nhưng hiện EU có một số mặt hàng nhạy cảm như đường và sản phẩm có đường, gạo, thủy sản nên đang tìm mọi cách để hạn chế khả năng tiếp cận.

“Xét trên bình diện chung, EU sẵn sàng mở cửa nhanh hơn tạo điều kiện tốt để Việt Nam thâm nhập vào EU. Đây là thị trường bổ sung cho Việt Nam xuất khẩu dệt may, giày dép, gỗ, còn phía EU có công nghệ nguồn mà Việt Nam rất cần để điều chỉnh quan hệ thương mại với các nước trên thế giới theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc”, ông Tuyển cho biết.

Mặt khác, với dung lượng thị trường lớn, mức sống cao, cộng với trình độ phát triển khác nhau FTA Việt Nam – EU sẽ tạo ra thị trường vừa lớn, vừa đa dạng, bản thân DN lớn của Việt Nam cũng khó có thể xâm nhập được. Cùng với thương mại hàng hóa, lĩnh vực dịch vụ cũng tăng lên do các nhà đầu tư EU sẽ vào Việt Nam đầu tư để XK vào EU.

“Dự báo, tới đây hàng dệt may và giày dép sẽ phát triển. Hiện nay có xu hướng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc tới Việt Nam nên nhu cầu về dịch vụ sẽ tăng lên đáng kể”, ông Tuyển nói.

Xu thế quy mô không bằng tốc độ

Cơ hội đã được vị chuyên gia này phân tích rõ nhưng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đương đầu với rất nhiều thách thức khi FTA Việt Nam – EU được ký kết.

Cụ thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu áp lực cạnh tranh gay gắt trong khi tiềm lực về vốn, công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ yếu. Thêm vào đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng bị áp lực với lĩnh vực EU quan tâm là mua sắm chính phủ. Doanh nghiệp vốn ít chưa được tham gia vào nhiều công trình đấu thầu nên sẽ gặp khó khăn.

Vậy nên, ông Tuyển gợi ý, các DN vừa và nhỏ Việt Nam phải nắm vững xu thế trong thời đại ngày nay là quy mô không bằng tốc độ.

“Quy mô to hay nhỏ cũng quan trọng nhưng không quan trọng bằng tốc độ. Doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh đúng với tốc độ phát triển nhanh thì mới nhanh chóng biến doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp lớn. Theo đó, chiến lược của doanh nghiệp là chiến lược về sản phẩm, chiến lược thị trường, tức là doanh nghiệp hướng vào đối tượng nào để định hướng phát triển sản phẩm”, ông Tuyển nói.

Một điều ông Tuyển lưu ý doanh nghiệp là việc chọn phương thức cạnh tranh, nếu cạnh tranh trên thị trường đã có đối thủ cạnh tranh đòi hỏi phải tạo ra sự khác biệt, chọn sản phẩm mới chưa có đối thủ cạnh tranh.

Ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam (VAFIE) cho biết, thương mại Việt Nam – EU tăng nhanh trong những năm gần đây, từ 6,8 tỷ USD năm 2005 (xuất khẩu 5,51 tỷ USD và nhập khẩu 1,3 triệu USD) lên 26,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2014. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU trong năm nay có thể lên tới 25 tỷ USD, bằng 4,53 lần năm 2005.

Theo Báo Hải Quan

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Tôm, cá hồi có cơ hội xuất khẩu sang Phần Lan (11/12/2014 11:13:03 AM)
Năm 2014, xuất khẩu dệt may có thể vượt kế hoạch 1 tỷ USD (11/12/2014 11:11:25 AM)
Italia - thị trường xuất khẩu lớn thứ 18 của Việt Nam (11/12/2014 10:47:22 AM)
Xuất khẩu gạo chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh (11/12/2014 10:46:10 AM)
Ai Cập – thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam tại Châu Phi (11/12/2014 10:45:11 AM)
Chủ động sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (11/12/2014 10:43:58 AM)
Xuất khẩu tôm sẽ đem về 3,8 tỷ USD (11/11/2014 10:17:49 AM)
Xuất khẩu sang Ấn Độ có thể đạt 2,6 tỷ USD (11/11/2014 10:15:40 AM)
Dự kiến xuất khẩu thủy sản quý IV đạt 2,1 tỷ USD (11/10/2014 11:29:45 AM)
Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng (11/10/2014 11:23:02 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com