Xếp hạng này tăng 21 bậc so với vị trí thứ 99 mà Việt Nam có được trong năm 2014, khi WB cũng khảo sát 189 nền kinh tế để đưa ra đánh giá. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 4, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.
So với vị trí thứ 99 năm ngoái, Việt Nam đã thăng hạng đáng kể trong báo cáo 2015. |
Trong năm thứ 12 công bố báo cáo này, WB tiến hành khảo sát dựa trên 10 nhóm tiêu chí khác nhau, bao gồm: Khởi nghiệp, Cấp phép xây dựng, Tiếp cận điện năng, Đăng ký tài sản, Thông tin tín nhiệm, Bảo vệ cổ đông thiểu số, Thuế, Xuất nhập khẩu, Hiệu lực hợp đồng và Thủ tục phá sản. Trong số này, Việt Nam được đánh giá cao bởi các nỗ lực cung cấp thông tin tín nhiệm đến nhà đầu tư và cải cách thuế.
Tuy vậy, thuế vẫn là cản trở lớn nhất với doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam (xếp hạng 173) khi mỗi đơn vị phải mất trung bình 872 giờ nộp thuế mỗi năm. Tiếp cận điện năng (135), Khởi nghiệp (125) hay Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số (117) cũng là những điểm yếu khác của môi trường kinh doanh.
Tại tốp đầu, Singapore tiếp tục là nơi kinh doanh thuận lợi nhất thế giới, trong khi New Zealand và Hong Kong (Trung Quốc) đổi chỗ cho nhau ở vị trí thứ 2 và 3. Mỹ rớt từ vị trí thứ 4 xuống thứ 7, phía sau Đan Mạch, Hàn Quốc và Na Uy.
The VnExpress