Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Châu Phi sẽ rất khó khăn do các công ty khai thác mỏ giảm 20 tỷ USD chi tiêu năm nay

2/11/2015 10:29:15 AM

Giá hàng hóa xuống mức thấp nhất trong 12 năm sẽ thúc đẩy các công ty khai thác mỏ lớn nhất thế giới tại châu Phi cắt giảm chi tiêu sâu hơn, làm thiệt hại cho một khu vực phụ thuộc vào xuất khẩu khoáng sản nhiều hơn bất kỳ khu vực khác trên thế giới.

Theo Macquarie Group Ltd., các mỏ khoáng sản sẽ giảm quy mô chi tiêu 20 tỷ USD trong năm nay do họ cắt giảm kế hoạch tăng trưởng trong bối cảnh nhu cầu nguyên liệu thô yếu. Các nhà đầu tư cho biết với các dự án đã được dự kiến trong hàng thập kỷ bùng nổ hàng hóa hiện nay đang bị hoãn lại, châu Phi có thể gánh chịu việc cắt giảm nặng nề.

Andrew Lapping, người giúp quản lý 39 tỷ USD tại công ty Allan Gray Ltd. ở Cape Town. Đột nhiên họ phải cắt giảm vốn và quyết định dự án nào là tốt nhất và có ít dự án ở châu Phi so với các khu vực khác.

Bất ổn tại cộng hòa dân chủ Congo cũng như tình trạng không rõ ràng về thuế khai thác mỏ ở Zambia – hai nhà sản xuất đồng lớn nhất ở lục địa này – đã bổ sung những bất ổn trong những tuần gần đây. Nhu cầu giảm đưa ra một thách thức cho các quốc gia như Botswana và Guinea mà theo Hội đồng khai khoáng và kim loại quốc tế hơn 60% xuất khẩu của họ từ khoáng sản.

Giá khoáng sản và kim loại vào 29/1 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2002, theo chỉ số hàng hóa Bloomberg. Macquarie ước tính tổng chi tiêu 79 tỷ USD trong năm nay là giảm 39% so với mức cao nhất bỏ ra 130 tỷ USD trong năm 2012.

Kết quả là, các công ty khai thác mỏ lớn nhất thế giới đang di chuyển rời khỏi lục địa này mà quỹ phòng hộ Harbinger Capital Partners LLC đã gọi là khu vực tài nguyên chưa khai thác cuối cùng còn lại trên trái đất trong năm 2010, trước khi giá quặng sắt và vàng đạt đỉnh một năm sau đó.

BHP Billiton Ltd., công ty khai thác khoáng sản lớn nhất thế giới đang di chuyển lợi ích các tài sản tập trung ở châu Phi của họ sang một công ty mới gọi là South32, trong khi Rio Tinto Group, công ty lớn thứ hai thế giới, rút khỏi kinh doanh than Mozambica năm ngoái sau khi họ giảm 3 tỷ USD. Đơn vị than Nam Phi của công ty Glencore Plc sẽ cắt giảm sản lượng hàng năm một nửa trong bối cảnh giá than xuất khẩu tiếp tục suy giảm. Anglo American Plc đang tìm cách bán các mỏ bạch kim tại Nam Phi và đơn vị quặng sắt của họ đang có kế hoạch giảm công xuất 20%.

Clive Burstow, người quản lý 44 tỷ USD tại công ty Baring Asset Management tại London cho biết ngay cả khi các nơi như Australia và Canada, khu vực khai thác truyền thống, tất cả sẽ bị tổn hại nhưng đặc biệt tại châu Phi nơi có các dự án lớn đang xây dựng.

Các nhà sản xuất quặng sắt trụ sở tại Tây Phi đã bị tổn thất lớn khi giảm giá 54% xuống 61,64 USD/tấn kể từ đầu năm 2014.

African Minerals Ltd., công ty sản xuất thành phần thép không gỉ tại nước này đã đóng cửa mỏ của nó trong tháng 12.

Tại Zambia, First Quantum Minerals Ltd. và Glencore là hai trong số các công ty đã ngừng các dự án trị giá hơn 1,5 tỷ USD do tranh chấp về thuế, trong khi đó tập đoàn Barrick Gold, nhà sản xuất vàng lớn nhất đã bắt đầu đưa mỏ Lumwana vào bảo trì.

Trong khi giảm 19% vốn chi tiêu tại châu Phi năm 2014 là phù hợp với các nơi khác trên thế giới, việc cắt giảm này sẽ ảnh hưởng nhiều hơn trong lục địa này do sự phụ thuộc của khu vực này vào nguồn tài nguyên.

Trong số 20 nước hầu hết liên quan tới xuất khẩu khoáng sản, 10 nước ở châu Phi. Chỉ số Nedbank Africa Mining, gồm 20 công ty đã chạm tới mức thấp 6 năm trong tháng 12, cho thấy triển vọng tiêu cực của giới đầu tư đối với sự phát triển của châu lục này.

Theo Vinanet/ Reuters
TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Citi: Giá dầu Mỹ có thể xuống 20 USD/thùng (2/11/2015 10:28:24 AM)
Quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (2/10/2015 10:36:05 AM)
Đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan (2/10/2015 10:34:29 AM)
Ngành thép: Tập trung cho thị trường nội địa (2/10/2015 10:33:45 AM)
Việt Nam cần làm gì để giảm lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc? (2/10/2015 10:26:38 AM)
1/5 diện tích ở nơi mỗi m2 "đắt hơn vàng" bị phế thải chiếm giữ (2/9/2015 10:41:59 AM)
Lạnh nhạt với… xăng E5 (2/9/2015 10:26:43 AM)
Hà Nội đã tiết kiệm gần 275 triệu kWh điện trong năm 2014 (2/6/2015 9:57:33 AM)
Nhật Bản, Mỹ và Đông Nam Á cam kết phát triển vùng Mekong (2/6/2015 9:56:45 AM)
Nguy cơ khủng hoảng nguồn cung có thể đẩy giá tôm tăng hơn nữa trong vài tháng tới (2/5/2015 10:34:01 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com