Việc thay đổi thời điểm tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo kiến nghị của Bộ Tài chính phần nào bảo vệ các doanh nghiệp lắp ráp trong nước, nhưng có thể khiến xe nhập tăng giá.
Bộ Tài chính vừa ban hành Dự thảo Nghị định thực hiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt bổ sung, dự kiến áp dụng từ ngày 1/1/2016. Theo đó, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ôtô nhập khẩu dưới 24 chỗ sẽ thay đổi ở thời điểm tính. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay với những dòng xe này được tính bằng giá nhập khẩu (giá CIF) cộng với thuế suất nhập khẩu. Còn theo dự thảo mới, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được tính như sau:
|
* Giá bán chưa có VAT được xác định theo quy định pháp luật |
Như vậy, với cách tính mới, giá thuế tiêu thụ đặc biệt phải cộng thêm cả lợi nhuận của doanh nghiệp, cước vận chuyển từ nơi sản xuất đến đại lý, chi phí bán hàng, quảng cáo... Điều này có thể khiến số tiền thuế phải đóng cao hơn, và giá xe đắt hơn nếu nhà nhập khẩu cộng tiền thuế vào giá.
Đây cũng là cách tính thuế mà các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô trong nước vẫn thực hiện.
Những đề xuất thay đổi này được Bộ Tài chính nêu ra trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước kêu cứu, cho rằng mình bị thiệt so với các công ty nhập khẩu nguyên chiếc ở cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (khi bị đội thêm nhiều chi phí ở nhiều khâu). Nhiều công ty còn cho rằng, với cách tính hiện nay, giá xe sản xuất trong nước và xe nhập nguyên chiếc tương đương có thể lệch nhau khoảng 5%.
Bên cạnh đó, vào năm 2018, theo lộ trình, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN sẽ về mức 0%. Do vậy, việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với xe nhập khẩu cũng là một cách để bảo vệ các nhà sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo Bộ Tài chính, đây là những điều chỉnh cần thiết để tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng không loại trừ việc xe ôtô nhập khẩu sẽ tăng giá sau khi các doanh nghiệp bị đội thêm thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo VnExpress.
|