Dự báo tình hình tiêu thụ sắn, trong thời gian tới tiếp tục tăng do thị trường tiêu thụ sắn đang tăng mạnh, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, sử dụng sắn để sản xuất ethanol.
Cây sắn là một trong những cây trồng có kim ngạch xuất khẩu cao trong ngành nông nghiệp, đứng thứ 4 sau cà phê, lúa và điều, và là mặt hàng thuộc nhóm 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 4/2015, cả nước đã xuất khẩu 1,9 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn, đạt kim ngạch 594,4 triệu USD, tăng 40,19% về lượng và tăng 37,38% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Tính riêng tháng 4/2015, đã xuất khẩu 500,5 nghìn tấn, trị giá 146,7 triệu USD, gaimr 29,1% về lượng và giảm 28,6% về trị giá so với tháng 3/2015.
Trong đó riêng sắn tháng 4/2015 đã xuất khẩu 311,7 nghìn tấn, trị giá 68,7 triệu USD, gaimr 27,4% về lượng và giảm 27% về trị giá so với tháng liền kề trước đó, tính chung 4 tháng đầu năm 2015, đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn sắn, trị giá 250,1 triệu USD, tăng 26,1% về lượng và tăng 15% về trị giá so với 4 tháng năm 2014.
Từ lâu Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực xuất khẩu mặt hàng sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam, chiếm trên 90% tổng lượng xuất khẩu, dạt 1,7 triệu tấn, trị giá 531,4 triệu USD, tăng 45,5% về lượng và tăng 41,92% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc, nhưng xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Hàn Quốc trong 4 tháng đầu năm lại giảm so với 4 tháng năm 2014, giảm lần lượt 37,21% về lượng và giảm 40,7% về trị giá, tương đương với 50,5 nghìn tấn, trị giá 12,8 triệu USD.
Đáng chú ý, tuy đứng thứ ba trong bảng xếp hạng, nhưng xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn sang thị trường Nhật Bản trong 4 tháng đầu năm lại có tốc độ tăng trưởng vượt trội, tăng 1972,70% về lượng và tăng 1353,46% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 21,6 nghìn tấn, trị giá 7,1 triệu USD.
Ngoài ba thị trường chính kể trên, sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam còn được xuất sang các thị trường khác nữa như: Malaixia, Đài Loan, Philippin.
Dự báo tình hình tiêu thụ sắn, trong thời gian tới tiếp tục tăng do thị trường tiêu thụ sắn đang tăng mạnh, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, sử dụng sắn để sản xuất ethanol. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, ngoài thị trường Trung Quốc, các thị trường lớn khác như Hàn Quốc, Philippines liên tục tăng trong các năm 2011-2014. Như vậy, với nhu cầu sử dụng sắn để sản xuất ethanol như hiện nay, tổng khối lượng sắn phục vụ xuất khẩu dự báo vẫn sẽ được duy trì ở mức cao.
Thống kê sơ bộ từ TCHQ về thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn 4 tháng 2015
Thị trường |
4T/2014
|
4T/2014
|
+/- (%)
|
Lượng (tấn) |
trị giá (USD) |
Lượng (tấn) |
trị giá (USD) |
Lượng |
trị giá |
Tổng KN |
1.970.099 |
594.423.096 |
1.405.307 |
432.681.183 |
40.19 |
37.38 |
Trung Quốc |
1.796.868 |
531.488.339 |
1.234.981 |
374.508.830 |
45.50 |
41.92 |
Hàn Quốc |
50.575 |
12.886.781 |
80.547 |
21.730.713 |
-37.21 |
-40.70 |
Nhật Bản |
21.639 |
7.139.252 |
1.044 |
491.191 |
1.972.70 |
1.353.46 |
Philippin |
18.229 |
7.649.070 |
29.349 |
12.569.864 |
-37.89 |
-39.15 |
Đài Loan |
16.805 |
6.923.512 |
6.166 |
2.687.836 |
172.54 |
157.59 |
Malaixia |
11.651 |
4.836.570 |
14.082 |
5.903.634 |
-17.26 |
-18.07 |
Tại Hội nghị phát triển sắn bền vững do Cục chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) tổ chức tại Hà Nội ngày 18/5 vừa qua, được biết đến nay, diện tích trồng sắn cả nước đứng thứ 3 sau lúa và ngô, khoảng 551 nghìn ha. So với những năm trước đây, năng suất sắn đã được cải thiện, bình quân cả nước đạt 19 triệu tấn/ha. Sắn được trồng nhiều nhất là ở các tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung nhưng năng suất cao nhất vẫn là ở vùng Đông Nam bộ.
Để ngành sản xuất sắn phát triển bền vững và hiệu quả, tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, trước mắt cần phải quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu, không nên mở rộng diện tích trồng sắn quá mức. Tiếp đến là tạo vùng nguyên liệu tốt bằng các giống mới kết hợp các biện pháp thâm canh phù hợp, đảm bảo năng suất bình quân cả nước trên 30 tấn/ha. Bên cạnh đó cần chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu sau tinh bột để sản xuất xăng sinh học - ethanol, giảm và tiến tới không xuất khẩu sắn lát (sắn thô) ra thị trường. Chính phủ cũng cần có cơ chế chính sách phù hợp về tài chính, khoa học công nghệ, khuyến nông và quảng bá thương hiệu ngành sắn để xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu sắn…
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, tồn tại và hạn chế của ngành sắn thời gian qua chủ yếu là do yếu tố chủ quan. Việc trồng sắn phá vỡ quy hoạch, ô nhiễm môi trường là do các cấp ban ngành liên quan, nhất là vai trò chính quyền ở địa phương chưa sâu sát, quyết liệt trong việc hướng dẫn người nông dân tuân thủ quy hoạch, thực hiện đúng quy trình trồng sắn. Cây sắn đã và đang chuyển từ cây lương thực xóa đói giảm nghèo sang cây trồng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đây là cây trồng đem lại cơ hội lớn để tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối cần rà soát bổ sung vấn đề thiết bị cơ giới hóa ngành sắn. Đồng thời, yêu cầu Hiệp hội Xăng sinh học phối hợp với Hiệp hội sắn nghiên cứu đề xuất các chính sách cụ thể hơn nữa về chế biến sâu gồm chính sách về thương mại, tài chính tín dụng….
Về đề xuất tăng thuế xuất khẩu đối với sắn lát để khuyến khích chế biến trong nước, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, về lý thuyết đánh thuế xuất khẩu là đánh vào người nông dân chứ không phải đánh vào doanh nghiệp, vấn đề này cần phải xem xét và đưa ra mức thuế hợp lý theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp mua sắn cho nông dân theo giá thị trường, nhưng có những ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào chế biến.
Theo Vinanet/Báo Công thương điện tử
|