Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Doanh nghiệp “hiến kế” tái cơ cấu vận tải, giảm chi phí logistics

1/27/2016 9:46:35 AM

Ngày 26/1, lần đầu tiên Bộ GTVT tổ chức một hội nghị với sự có mặt của đầy đủ các hiệp hội nghề nghiệp...

Ngày 26/1, lần đầu tiên Bộ GTVT tổ chức một hội nghị với sự có mặt của đầy đủ các hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực vận tải nhằm lấy ý kiến góp ý xây dựng kế hoạch đẩy mạnh tái cơ cấu vận tải.

Phát triển đường sắt, đường thủy, chi phí logistics sẽ giảm

“Hiện, chi phí logistics chiếm trên 20% GDP trong khi các nước xung quanh chỉ ở mức 12 - 13%. Vì thế cần có các giải pháp thực hiện tái cơ cấu tất cả các lĩnh vực vận tải. Cần cơ chế gì, cải tạo kết cấu hạ tầng, kết nối các phương thức vận tải, hành lang pháp lý như thế nào để đạt được điều đó?”, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đặt vấn đề.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng giải đáp một số kiến nghị và yêu cầu Vụ Vận tải tiếp thu ý kiến của các Hiệp hội để xây dựng dự thảo chương trình hành động trong thời gian tới. Bên cạnh đó, ông Hùng cũng đề nghị các Hiệp hội tích cực hơn trong việc tham gia góp ý, xây dựng các dự thảo trong lĩnh vực tái cơ cấu vận tải để khi ban hành các quy định sát với thực tế và thực hiện được hiệu quả hơn.

Tham gia ý kiến, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, vận tải đường bộ từ năm 2014 - 2015 có nhiều thuận lợi nhờ sự đầu tư mạnh mẽ kết cấu hạ tầng giao thông, các VBQPPL dần hoàn thiện, kịp thời sửa đổi, bổ sung. Đặc biệt, giá nhiên liệu có xu hướng giảm khiến DN “dễ thở” hơn. Tuy nhiên, ông Thanh cũng cho biết một số tồn tại cần tháo gỡ như: Chủ trương phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đang có xu hướng giảm. Người dân đang dần chuyển sang đi xe máy, ô tô và taxi làm gia tăng ùn tắc. Vì thế cần có chính sách hạn chế phương tiện cá nhân. “Theo tôi cần nhanh chóng giảm bớt các trạm thu phí bằng cách gom lại. Sau khi thu chia lại cho các nhà đầu tư để tránh gây phản ứng của DN vận tải. Cần đưa ngay thu phí không dừng vào hoạt động để tránh gây bức xúc”, ông Thanh cho biết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải logistics cho biết, lĩnh vực nghề nghiệp này có liên quan đến cả 5 lĩnh vực vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, đường biển). Vì thế việc tái cơ cấu vận tải có tác động trực tiếp tới lĩnh vực kinh doanh vận tải đa phương thức. Hiện, chi phí logistics tại Việt Nam so với GDP chiếm tỷ lệ rất cao, tới 20,9% trong khi riêng chi phí vận tải đã chiếm tới 60%. Vì thế muốn giảm chi phí logistics, phải giảm chi phí vận tải.

“Hiện đang có xu hướng chuyển từ vận tải đường bộ sang đường sông, đường sắt vì chi phí đường bộ cao quá. Vì thế, Bộ GTVT cần chú trọng phát triển hạ tầng, ban hành các cơ chế khuyến khích đối với hai lĩnh vực vận tải này. Khi đó chi phí logistics chắc chắn sẽ giảm”, ông Tương đề xuất.

Đề xuất có quy định về quy mô của DN vận tải thủy

Lĩnh vực vận tải đường thủy được coi là có chi phí rẻ nhất trong các loại hình vận tải. Tuy nhiên, theo ông Phạm Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thủy nội địa, các DN vận tải thủy rất hạn chế về quy mô, năng lực nên nếu tham gia các hiệp định tự do, DN sẽ rất khó khăn. Vì thế, cần có cơ chế hỗ trợ để các DN vận tải thủy có cơ hội nâng cao quy mô, năng lực.

“Đường thủy nội địa có lợi thế về đường sông nhưng lại đang phát triển tự phát, từ cảng bến đến phương tiện, không ai chú ý đầu tư”, ông Nghĩa nói và kiến nghị nên có quy định về quy mô của DN vận tải thủy như quy định được áp dụng đối với đường bộ. Hiện, cả nước có đến hơn 8 nghìn cảng bến đường thủy nội địa nhưng có khi chỉ cắm cái biển gọi là bến chứ hạ tầng gần như không có gì.

Tổng thư ký Hiệp hội Cảng biển Việt Nam Hồ Kim Lân lại đề xuất, nên có một bộ phận nghiên cứu về thị trường vận tải quốc tế để có chính sách, định hướng đúng nhu cầu phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, cần có chiến lược logistics toàn cầu, có sự hợp tác với các hãng vận tải biển quốc tế để xây dựng các trung tâm phân phối hàng hóa như Singapore đã làm và rất thành công; Đồng thời cần xây dựng các chiến lược dài hơi và có chất lượng.

Tại cuộc họp, đại diện các Hiệp hội Vận tải taxi Hà Nội và Hiệp hội VTHKCC Hà Nội cũng đề xuất một số cơ chế cần tháo gỡ để đảm bảo sự phát triển ổn định, đúng chủ trương.

Theo báo Giao thông.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Logistics của Việt Nam thua kém các nước trong khu vực (1/25/2016 9:29:13 AM)
Hải quan TP.HCM: Soi chiếu gần 21.000 container hàng hóa (1/20/2016 9:53:55 AM)
Cán bộ Hải quan nhận phong bì khủng chỉ là “sự cố đáng tiếc”? (1/20/2016 9:30:25 AM)
Hải quan TP.HCM tỷ lệ kiểm tra hàng hóa xuống dưới 6% (1/20/2016 9:29:00 AM)
WB: Khu vực tư nhân nên đầu tư mạnh vào logistics (1/11/2016 10:00:19 AM)
Hải quan Hải Phòng: Chỉ còn 7,5% hàng hóa phải kiểm tra thực tế (1/6/2016 10:35:41 AM)
Đề xuất mức phí, lệ phí tại cảng, bến thủy nội địa (1/6/2016 10:34:16 AM)
Cửa khẩu ‘vướng’ chính sách (1/6/2016 10:19:06 AM)
Công ty Logistics Vinalink bị truy thu 5 tỷ đồng tiền thuế (1/5/2016 1:30:31 PM)
Logistics tất bật với vụ Tết (1/5/2016 1:29:19 PM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com