|
Theo số liệu thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Italia đạt 762,41 triệu USD, tăng 15,99% so với cùng kỳ năm trước.
Italia được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khá cao và ổn định của khu vực EU, đặc biệt trong bối cảnh xuất khẩu sang các nước khu vực thị trường này gặp nhiều khó khăn như thời gian qua.
Những năm gần đây, thị trường Italy liên tục thể hiện sự ưa chuộng với các mặt hàng của Việt Nam bằng con số kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đều đặn. Đặc biệt, cán cân thương mại đang nghiêng về phía Việt Nam khi Việt Nam liên tục xuất siêu sang thị trường này.
Trong cán cân thương mại hai chiều giữa Italia và Việt Nam, kể từ năm 2011, Italia bắt đầu nhập siêu từ Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu nhưng mặt hàng chủ yếu như: Điện thoại các loại và linh kiện; cà phê; giày dép; hàng dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; hàng thủy sản; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; cao su; nguyên phụ liệu dệt, may, da giày;…
Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất tiếp tục là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 310,22 triệu USD, tăng 39,05% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 40% tổng trị giá xuất khẩu. Đứng thứ hai là mặt hàng giày dép các loại, trị giá 72,53 triệu USD, tăng 14,33%; tiếp đến là mặt hàng cà phê, trị giá 72,15 triệu USD, giảm 1,92% so với cùng kỳ năm trước (Việt Nam xuất khẩu cà phê nhân Robusta L1 và L2 sang Italia).
Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Italia có mức tăng trưởng: hàng thủy sản tăng 26,75%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 31,21%; trong đó tăng mạnh nhất là hàng rau quả tăng 160,3%.
Theo đại sứ Italia tại Việt Nam: Sự quan tâm của và các DN Italia tới Việt Nam ngày một tăng. Nhiều đoàn DN Italia đã tới VN để tìm hiểu môi trường đầu tư và tìm cơ hội hợp tác kinh doanh. Một trong những lý do mà các DN Italia quan tâm vì VN là thị trường đang phát triển, có nhiều dư địa hợp tác, nhu cầu tiêu dùng rất cao… Mặt khác, các DN Italia cũng muốn tìm kiếm các đối tác mới ở khu vực Đông Nam Á thông qua thị trường VN trong các lĩnh vực như: dệt may, đồ gỗ, da giày.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ về xuất khẩu sang Italia 3 tháng đầu năm 2016
Mặt hàng |
3Tháng/2016 |
3Tháng/2015 |
+/-(%) |
|
Lượng (tấn) |
Trị giá (USD) |
Lượng (tấn) |
Trị giá (USD) |
Lượng |
Trị giá |
Tổng |
|
762.419.490 |
|
657.303.685 |
|
+15,99 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
|
310.229.703 |
|
223.105.486 |
|
+39,05 |
Giày dép các loại |
|
72.534.757 |
|
63.441.139 |
|
+14,33 |
Cà phê |
43.945 |
72.159.905 |
37.378 |
73.570.193 |
+17,57 |
-1,92 |
Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện |
|
65.627.739 |
|
69.011.061 |
|
-4,9 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
|
36.008.055 |
|
30.935.000 |
|
+16,4 |
Hàng dệt may |
|
34.810.646 |
|
41.783.150 |
|
-16,69 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
|
33.876.650 |
|
31.476.598 |
|
+7,62 |
Hàng thủy sản |
|
27.674.813 |
|
21.833.583 |
|
+26,75 |
Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù |
|
9.494.119 |
|
12.059.163 |
|
-21,27 |
Gỗ và sp gỗ |
|
8.902.437 |
|
9.215.973 |
|
-3,4 |
Nguyên phụ liệu dệt may da giày |
|
8.326.065 |
|
9.199.599 |
|
-9,5 |
Hạt điều |
1.000 |
6.116.140 |
1.021 |
5.544.017 |
2,06 |
+10,32 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
|
5.966.175 |
|
4.547.129 |
|
+31,21 |
Sắt thép các loại |
2.891 |
5.226.403 |
1.970 |
4.995.977 |
+46,75 |
+4,61 |
Hóa chất |
|
4.723.307 |
|
4.950.848 |
|
-4,6 |
Cao su |
3.798 |
4.216.095 |
2.193 |
3.121.589 |
+73,19 |
+35,06 |
Sp từ sắt thép |
|
3.873.304 |
|
4.948.370 |
|
-21,73 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận |
|
3.361.928 |
|
3.157.047 |
|
+6,49 |
Hạt tiêu |
292 |
2.823.351 |
281 |
2.601.844 |
+3,91 |
+8,51 |
Sp gốm sứ |
|
2.381.283 |
|
1.850.545 |
|
+28,68 |
Xơ, sợi dệt các loại |
335 |
2.288.172 |
260 |
4.036.825 |
+28,85 |
-43,32 |
Sản phẩm từ cao su |
|
1.595.051 |
|
2.102.031 |
|
-24,12 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
|
1.095.222 |
|
1.264.400 |
|
-13,38 |
Hàng rau quả |
|
882.754 |
|
339.125 |
|
+160,3 |
Theo Vinanet.
|