Dear Bạn Chúng tôi xin trả lời các câu hỏi của bạn như sau:
1. Thế nào là container consol?
Trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá, LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Less than Container Load, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Cụm từ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation. Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load), tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng khác. LCL là hàng lẻ đi thẳng từ cảng bốc tới cảng đích mà không phải chuyển tải sang container khác.
2. Thế nào là LCL co-load?
Trong thực tế, những lô hàng LCL trong cùng container không phải lúc nào cũng đi đến cùng một cảng đích. Nhiều khi, chúng chỉ được vận chuyển chung container trên một chặng đường nào đó, sau đó lại được dỡ ra và sắp xếp vào những container khác (reload) trước khi đi tiếp. Trên thị trường hiện nay hầu hết những người sale hàng lẻ thường thông qua các công ty FWD. Sale hàng lẻ được gọi là những người gom hàng. Như vậy khi 1 khách hàng book qua FWD thì FWD phải book lên consol, việc này đã coload lên 1 lần. Nếu 1 khách hàng book hàng qua FWD1 sau đó FWD1 book sang FWD2, rồi FWD2 mới book lên consol thì đã coload 2 lần. Như vậy, LCL co-load là hàng lẻ phải chuyển tải sang container khác để đi tới cảng đích. Ưu Điểm : Có thể khách hàng có được giá tốt hơn, vì những mối quan hệ “hữu nghị” Nhược điểm : Hàng coload thì khách hàng không làm được master bill mà hầu hết là house bill.
3. Tại sao trong một số trường hợp thì cước phí hàng lẻ lại bằng 0 ?
-Nếu tiền refund nhận từ Đại lý chia hàng lẻ ít hơn Tổng chi phí gom hàng (Ocean Freight (cont FCL gom hàng), THC, MBL fee…): Chủ hàng phải trả tiền cước, thường là các tuyến tầm xa. -Nếu tiền refund khá lớn (hoặc hơi lớn) hơn Tổng chi phí: Chủ hàng được miễn tiền cước (free), cho các tuyến tầm trung. -Nếu tiền refund lớn hơn rất nhiều Tổng chi phí: Chủ hàng chẳng những free tiền cước mà còn được tiền refund nữa, chỉ cho các tuyến tầm ngắn. Tóm lại: Phụ phí thu tại Cảng đi + Tiền cước hàng lẻ + Phụ phí thu tại Cảng đến = HẰNG SỐ. Nếu có yếu tố nào giảm đi hoặc bằng O (free) hoặc số âm (refund) thì các yếu tố còn lại phải tăng lên tương ứng. Để giữ uy tín với đối tác, Người gửi hàng cần chọn hãng nào có “Hằng số” vừa phải nhất, vì dịch vụ tốt không thể được bán với giá thấp.
=> Nếu còn gì chưa hiểu, đề nghị bạn đừng ngại hỏi để chúng tôi trả lời tiếp. Trân trọng.