Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

Ngân hàng câu hỏi
Tôi không hiểu rõ toàn bộ “Điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi của Gencon 94” nói lên điều gì. Đặc biệt trong điều khoản này có đoạn nêu rằng:

Điều khoản đâm va 2 tàu cùng lỗi (Both To Blame Collision Clause) trong bảo hiểm

 

Đây là một điều khoản thường thấy trong các hợp đồng vận chuyển hàng hóa được sử dụng khi hàng hóa bị tổn thất trong một vụ đâm va và sử dụng quyền tài phán của Mỹ. Để dễ hiểu, có thể lấy ví dụ sau:

 

Hai tàu A và B đâm va và mỗi tàu chịu 50% lỗi. Giả sử tàu B bị tổn thất 200.000 USD và hàng hóa chở trên tàu A bị tổn thất 100.000 USD.

 

Để bù đắp tổn thất hàng hóa, chủ hàng có thể đòi bồi thường theo một trong ba cách sau:

 

(1)           100% tổn thất từ tàu A (tàu chở hàng), hoặc

 

(2)           100% tổn thất từ tàu B (tàu không chở hàng), hoặc

 

(3)           50% tổn thất từ mỗi tàu (theo tỷ lệ lỗi đâm va).

 

Chủ tàu A có thể từ chối khiếu nại theo (1) và (3) vì họ thường được miễn trách theo luật hoặc quy định của hợp đồng vận chuyển, do vậy chủ hàng chỉ có thể thực hiện việc đòi bồi thường theo cách (2). Do giữa chủ hàng và chủ tàu B không bị ràng buộc bởi hợp đồng vận chuyển do vậy chủ tàu B không thể khước từ khiếu nại của chủ hàng. Tuy nhiên, theo luật pháp Mỹ chủ tàu B có thể gộp 50% trách nhiệm của họ đối với chủ hàng vào khiếu nại của họ để đòi chủ tàu A về trách nhiệm đâm va. Như vậy:

 

-  Chủ hàng đòi chủ tàu B tổn thất hàng hóa của mình: 100.000 USD

 

-  Chủ tàu B đòi chủ tàu A 50% củatổn thất của tàu B: 200.000 USD x 50% = 100.000 USD

 

-  Cộng thêm 50% trách nhiệm của chủ tàu B với chủ hàng: 100.000 USD x 50% = 50.000 USD

 

Tổng cộng chủ tàu A phải chịu trách nhiệm đối với chủ tàu B: 150.000 USD

 

Vì không có hợp đồng vận chuyển ràng buộc nên chủ tàu A không thể từ chối trách nhiệm của họ đối với chủ tàu B. Do vậy để tự bảo vệ mình chủ tàu A không có cách nào khác là phải đưa thêm điều khoản “Đâm va 2 tàu cùng lỗi” vào hợp đồng vận chuyển. Theo điều khoản này chủ tàu A yêu cầu chủ hàng phải trả lại cho họ số tiền 50.000 USD mà họ đã phải trả cho chủ tàu B đối với hư hỏng hàng hóa chở trên tàu A. Việc này đã đưa chủ hàng vào một tình thế bất lợi và không công bằng, chủ hàng đã bị thiệt hại 100.000 USD trong khi họ không có lỗi gì nhưng lại chỉ đòi được có 50.000 USD từ những người lỗi (chủ tàu A và B) và số tiền đòi được này cũng thường được người bảo hiểm tàu trả.

 

Thế thì chủ hàng có thể đòi được 100% tổn thất từ phía người bảo hiểm hàng hóa của họ hay không? Thực tế đơn bảo hiểm hàng hóa thông thường không bảo hiểm đối với bất kỳ trách nhiệm nào (theo hợp đồng cũng như ngoài hợp đồng – còn gọi là trách nhiệm đối với người thứ ba – Third party liability), do vậy họ cũng không thể đòi được từ người bảo hiểm hàng hóa của mình 50.000 USD mà họ phải trả cho chủ tàu A. Chính vì thế nên trong thực tiễn, để tránh thiệt thòi cho chủ hàng, người bảo hiểm hàng hóa đưa thêm vào đơn bảo hiểm một điều khoản theo đó họ đồng ý bồi thường cho chủ hàng số tiền 50.000 USD đã trả cho chủ tàu A.

 

Cần lưu ý rằng vào năm 1952 Tòa thượng thẩm của Mỹ đã tuyên bố điều khoản “Đâm va 2 tàu cùng lỗi” trong các vận tải đơn là bất hợp pháp, tuy nhiên các Bộ điều khoản bảo hiểm hàng hóa tiêu chuẩn của Hiệp hội bảo hiểm London (Institutle Cargo Clauses) phát hành vào năm 1982 đều bao gồm Điều khoản 3 để bảo hiểm cho trách nhiệm “đâm va” của chủ hàng như đã nói ở trên, như sau:

 

“3.  Bảo hiểm này được mở rộng để bồi thường cho Người được bảo hiểm phần trách nhiệm theo điều khoản “Đâm va 2 tàu cùng lỗi” trong hợp đồng chuyên chở như một tổn thất thuộc phạm vi bồi thường của bảo hiểm này. Trường hợp chủ tàu dựa vào điều khoản đã nói để khiếu nại thì Người được bảo hiểm đồng ý thông báo cho Người bảo hiểm, là người có quyền bảo vệ Người được bảo hiểm chống lại khiếu nại của chủ tàu và tự chịu mọi phí tổn”.

 

 (3. This insurance is extended to indemnify the Assured against such proportion of liability under the contract of affreightment “Both to Blame Collision” Clause as is in respect of a loss recoverable hereunder. In the event of any claim by shipowners under the said Clause the Assured agree to notify the Underwriters who shall have the right, at their own cost and expense, to defend the Assured against such claim”)

Em muốn thi vào Trường Trung cấp Hàng không, nhưng chưa biết trường đào tạo những ngành gì. Có thể vừa học ĐH, vừa học trung cấp được không? Hạn cuối nộp hồ sơ là ngày nào ?
Xin cho biết file AMS và FMC Filing là gì, công dụng và hướng dẫn cách làm chúng? Cho ví dụ ? (tran_qnam@yahoo.com)
Vui lòng cho biết trách nhiệm của các bên liên quan sau hãng tàu – coloader – khách hàng trong trường hợp sau:Có một lô hàng container được book qua một forwarder, khi khách hàng lấy container, họ đến đóng cước tại hãng tàu, coloader sẽ giao cho họ lệnh của HB/1 và lệnh MB/1. Sau một thời gian dài, carrier không nhận được container. Không biết vì lý do gì đó khách hàng đã làm mất container của họ.Rất mong nhận được sự hướng dẫn của VietnamShipper.
Tôi muốn tìm hiểu thông tin về danh sách xếp hạng các công ty logistics tại Việt Nam. Mong được VietnamShipper tư vấn.
Môi trường văn hóa của Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đến ngành kinh doanh vận tải biển?
Xin cho biết rủi ro của người mua và người bán trong điều kiện FOB như thế?
Xin cho biết “Switch Bill” là như thế nào và tiến trình của nó ra sao. Xin cảm ơn
Số tháng rồi tạp chí có bài giới thiệu vế Công ty Tân Cảng/ Cảng Cát Lái ở Sài Gòn. Đề nghị cho chúng tôi biết thêm thông in sau: Công ty Tân Cảng có tham gia chương trình của USA không, chẳng hạn như C-TPAT, CIP và BASC. Nếu công ty Tân Cảng có tham gia thì đây có phải là cảng đầu tiên ở Việt Nam tham gia không hay còn có những cảng khác nữa?
Hiện tại tôi đang có khách hàng yêu cầu báo giá làm hàng door, cảng đi không phải cảng tại Việt Nam, cảng xuất là cảng tại Bangkok, đến Trung Quốc. Tôi đã có đại lý tại Bangkok. Sau khi kiểm tra giá với đại lý, bộ chứng từ yêu cầu đại lý phát hành sẽ như thế nào?Xin vui lòng cho biết thêm thủ tục để tránh nhầm lẫn khi hàng đến cảng tại Trung Quốc.
Xin cho biết sự khác nhau giữa hàng freehand và hàng nominated. Quy trình làm chứng từ giao nhận chúng như thế nào? Các điều kiện giao hàng khác nhau thì cách giao nhận khác nhau như thế nào? Cho một số ví dụ điển hình.
“Bill Master là gì, có tác dụng gì? Những hãng tàu nào có container đóng được 30 tấn hàng?”
Bill surrender có tác dụng gì? Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu có đóng thuế không?
Các công ty logistics thường có cung cấp dịch vụ “pull/pack/ship services”. Vậy dịch vụ “pull/pack/ship services” là gì?
Theo đó Chuỗi cung ứng B2C bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và người tiêu dùng. Vậy loại hình Chuỗi cung ứng B2B có bao gồm những thành phần trên?
Tôi đang xem xét việc thuê một công ty 3pl logistics cho công tác giao nhận trong nước và quốc tế. Tuy nhiên tôi muốn hỏi những vấn đề có thể nảy sinh khi mà toàn bộ công việc được giao cho một bên thứ 3?
Tôi muốn tìm hiểu xem ở tuyến nào có khả năng xảy ra cướp biển nhiều nhất?
Xin cho tôi biết trình tự giao và nhận hàng hóa tại cảng và sân bay thư thế nào?
Tôi muốn được Vietnam Shipper cho biết về thuật ngữ ULD cũng như cách thức đóng hàng của các hãng hàng không
Những điều khoản trong bản thỏa thuận bay?

<< Xem từ đầu
Tìm kiếm
Gửi câu hỏi
Tên

Email

Nội dung


Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com