Theo Financial Times, giới kinh doanh vàng Việt Nam đã xuất vàng trang sức cao cấp để tránh lệnh hạn chế xuất khẩu vàng thỏi của chính phủ.
Trước năm 2008, Việt Nam xuất khẩu rất hạn chế vàng trang sức sang Thụy Sỹ, nơi thống trị ngành công nghiệp luyện kim vàng toàn thế giới, biến các loại trang sức, từ nhẫn tới cột nến thành vàng thỏi tiêu chuẩn quốc tế.
Nhưng điều đó đã thay đổi trong 2 năm qua, khi Việt Nam trở thành nguồn nhập khẩu vàng lớn nhất của Thụy Sỹ, phần lớn trong số đó được chuyển tới nung chảy tại các nhà máy tinh chế hàng đầu.
Các doanh nghiệp trong nước không được phép xuất khẩu vàng thỏi tự do, vì vậy họ đã sản xuất vàng trang sức để xuất khẩu. "Đó là một lỗ hổng và những người cần USD đã lợi dụng nó", ông Alexander nóiCameron Alexander.
Năm 2009, theo cơ quan Hải quan Thụy Sỹ, Việt Nam xuất khẩu 54 tấn, thu về khoảng 2 tỷ USD, từ mức 3,2 tấn trong năm 2008. Số liệu này không bao gồm vàng thỏi, loại thường được coi như "vàng tiền tệ".
Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu gần 61 tấn kim loại quý - chủ yếu là vàng sản phẩm - tới Thụy Sỹ, thu về 2,8 tỷ USD,
Mức giá vàng cao như hiện nay, cùng với việc phá giá VND đã khuyến khích các chủ sở hữu vàng tại Việt Nam bán vàng cho các doanh nghiệp Thụy Sỹ.
Theo bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, Giám đốc điều hành của Công ty trang sức Sacombank, việc bán vàng trang sức cho Thụy Sỹ đã tăng mạnh trong dịp giá vàng trong nước thấp hơn giá quốc tế.
Số liệu chính thức của Việt Nam cho thấy, khoảng 2-3 tỷ USD vàng/năm đã rời khỏi Việt Nam trong 2 năm qua, chủ yếu là tới Thụy Sỹ. Nhưng theo số liệu thống kê của Hội Đồng Vàng thế giới, khoảng 2-3 tỷ USD chảy vào Việt Nam mỗi năm.
Do đó, Financial Times cho rằng, Việt Nam có hiện tượng nhập lậu vàng. Một lượng lớn vàng đổ vào Việt Nam thông qua các đường không chính thức từ Thái Lan, Lào và Campuchia, cũng như khá mạnh từ Trung Quốc.
Theo Vietnamnet