Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu hàng tấn vàng “đội lốt” nữ trang

7/20/2011 9:27:00 AM

Giá vàng đã lên sát 40 triệu đồng/lượng. Chỉ trong một tuần cao điểm giá vàng tăng liên tục, ước tính có tới 3-4 tấn vàng xuất khẩu dưới dạng trang sức thô (như gạt tàn thuốc, dây chuyền cọng to...) nhằm lách thuế.

 

Mười hai ngày qua giá vàng trong nước đã tăng thêm hơn 2 triệu đồng/lượng, kéo theo làn sóng chốt lời ào ạt từ người dân và giới kinh doanh vàng. Số vàng này đã được các công ty vàng mua gom để xuất khẩu dưới dạng nữ trang với khối lượng lên đến hàng tấn/ngày.

 

Nhiều chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng xuất vàng tiếp diễn như hiện nay, có thể lặp lại tình trạng sốt vàng như năm 2010 và người dân lại phải “mua đắt, bán rẻ”.

 

Có dấu hiệu “cạn kiệt”

 

Ngày 19-7, giá vàng trong nước lập kỷ lục mới: 39,75 triệu đồng/lượng, tuy nhiên các công ty vàng cho biết số vàng thu gom được sụt giảm rõ rệt so với những ngày trước. Theo ông Trần Thanh Hải - tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), do những ngày gần đây giá vàng trong nước chỉ diễn biến theo chiều tăng nên tâm lý chung của người giữ vàng là ngưng bán để chờ mức giá cao hơn.

 

Theo một chuyên gia ngành vàng, thị trường có dấu hiệu khan hàng do gần hai tháng qua các công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu vàng dưới dạng nữ trang. Dù các đơn vị kinh doanh đã thu hẹp khoảng cách giữa giá mua - bán vàng còn 50.000-60.000 đồng/lượng nhưng chỉ gom được số lượng vàng hạn chế. Một đầu mối kinh doanh cho biết số vàng xuất khẩu chủ yếu gom từ các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam bộ... được chuyển về TP.HCM để gia công thành vàng 98%. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới thu hẹp dần, buổi trưa 19-7 giá vàng trong nước thấp hơn thế giới khoảng 250.000 đồng/lượng, đến 15 giờ chênh lệch còn khoảng 180.000 đồng/lượng.

 

Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại một số cửa hàng vàng ở TP.HCM cho thấy vẫn có người bán vàng nhưng số lượng không nhiều. Anh Hải (quận 1) đem đến cửa hàng vàng tại chợ Tân Định bán 5 chiếc nhẫn trơn, 2 miếng vàng 2 chỉ. Anh cho biết số nhẫn này đã mua vài tháng trước khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước cấm người dân mua bán vàng miếng, nay thông tin đã rõ ràng, giá lại lên cao nên mang ra bán. Bên cạnh người bán ra cũng xuất hiện rải rác một vài người mua lại, số lượng không nhiều, chủ yếu lướt sóng ngắn.

 

Chị Kiều, giao dịch tại tiệm vàng trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1), cho biết đã bán ra cuối tuần trước, ai ngờ vàng tăng quá mạnh, chị thử mua lại 5 chỉ, nếu mai giá vàng tăng nữa chị sẽ bán ra chốt lời ngay vì giá vàng đang ở mức quá nhạy cảm, nếu không mua bán nhanh sẽ lỗ nặng. Một vài người dân cho biết mua vàng buổi sáng khi giá ở 39,55 triệu đồng/lượng, đến chiều đã bán ra lãi 100.000 đồng/lượng.

 

Một số doanh nghiệp xác nhận xu hướng mua xuất hiện, chiếm khoảng 10% tổng số khách giao dịch, chủ yếu là người có khoản nợ cần trả hoặc lướt sóng ngắn.

 

 

 

Vẫn kỳ vọng giá vàng tăng

 

Tại các cửa hàng, doanh nghiệp vàng bạc trên địa bàn Hà Nội cho đến 15 giờ ngày 19-7, lượng khách đến bán không đông như mấy ngày cuối tuần. Theo đại diện của một số cửa hàng vàng bạc, lượng khách đến bán chủ yếu vẫn là người dân, những nhà đầu tư nhỏ lẻ (bán vài chỉ đến khoảng chục lượng).

 

Ông Vũ Minh Châu - tổng giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu - cho biết mấy ngày vừa qua khi giá vàng tăng lượng người đến bán chiếm 90%, tuy nhiên đến thời điểm ngày 19-7 dù giá vàng tăng mạnh nhưng lượng người đến bán giảm, chiếm 70%, còn lại 30% là khách đến mua. Nguyên nhân là do người dân có vàng cũng như các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng giá sẽ còn tăng. Theo ông Châu, cách đây mấy hôm khi thời điểm giá vàng bắt đầu tăng mạnh cũng có nhà đầu tư đến bán số lượng lớn. Do khách đến bán nhiều, mà lượng tiền mặt không đủ trả ngay nên cũng có lúc công ty nợ lại khách hàng và sau đó vài giờ khi có đủ tiền thì tiếp tục thanh toán.

 

17

Đó là số lần thay đổi giá vàng trong ngày 19-7. Dù giao dịch tẻ nhạt nhưng thị trường vàng rất sôi động về giá. Công ty SJC điều chỉnh giá vàng 17 lần trong ngày, trong đó riêng buổi chiều đã điều chỉnh giá đến 11 lần. Sau khi tăng lên đến 1.610 USD/ounce kéo giá vàng trong nước lên 39,75 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới quay đầu giảm xuống sát 1.600 USD/ounce.

Mua hơn 30 lượng vàng từ hồi đầu năm với mức giá 36,1 triệu đồng/lượng, anh Vũ Văn Long (Cự Đà, Hà Nội) cho biết thấy giá tăng mạnh nên anh quyết định bán 4 lượng. “Nếu so với gửi tiền tiết kiệm thì mua vàng để chờ giá lên rồi bán vẫn lãi hơn. Tất nhiên, đầu tư kiểu này cũng nhiều rủi ro...” - anh Long chia sẻ.

Phân tích tình hình mua bán vàng trong mấy ngày qua, ông Vũ Minh Châu cho rằng giá vàng trong nước tăng ngoài do tác động của giá thế giới còn một số yếu tố trong nước góp phần làm cho giá tăng nhanh. Trong đó có một số tập đoàn tài chính bỏ tiền mua gom vàng để xuất khẩu hoặc chờ thời cơ bán ra kiếm lời và khi đó thị trường biến động, tâm lý người dân bị kéo theo.

 

Lo ngại “kịch bản 2010” trở lại

 

Nhiều công ty vàng cho biết do thị trường khan hàng nên để đủ hàng xuất khẩu đã phải mua cả vàng trang sức, vàng bóng phân (được phân kim từ nữ trang nên chất lượng chưa đạt bốn số 9)... để về chế tác thành vàng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Tại TP.HCM có 6-7 đầu mối xuất khẩu trực tiếp, khối lượng từ 50-150kg/ngày/đơn vị. Ước tính các đơn vị đầu mối có thể xuất khoảng 800kg/ngày, cao điểm một tuần qua số vàng xuất khẩu riêng tại TP.HCM có thể lên đến 3-4 tấn.

 

Số vàng này được xuất dưới dạng vàng trang sức thô như gạt tàn thuốc, dây chuyền cọng to bằng ngón tay, hình các con vật... tất cả đều bằng vàng 98% nhằm lách thuế xuất khẩu. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc buông lỏng quản lý để các đơn vị ồ ạt xuất vàng có thể dẫn đến tái phát cơn sốt vàng như cuối năm 2010.

 

Theo phó tổng giám đốc một công ty vàng, không có chính sách quản lý vàng rõ nét, người dân không nhận được đầy đủ thông tin, do vậy giá vàng vừa chớm lên đã ồ ạt bán, tưởng là bán được giá cao, trong khi doanh nghiệp xuất khẩu lại “ăn xổi ở thì”, thấy chênh lệch hấp dẫn là lập tức gom vàng xuất khẩu. Theo tâm lý chung, khi giá vàng chỉ diễn tiến theo chiều lên, những người bán trước đây sẽ cảm thấy tiếc vì “chốt lời non”, dẫn đến lại mua vàng. Trong khi đó, thị trường trong nước lại khan hàng do đã xuất khẩu quá nhiều, dẫn đến giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới, kích thích hoạt động nhập lậu, tạo ra vòng luẩn quẩn và làm ảnh hưởng đến tỉ giá. Kịch bản này đã xảy ra trong năm 2010, khi đó giá vàng trong nước có thời điểm cao hơn giá vàng thế giới 2 triệu đồng/lượng.

 

Một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết nơi này vừa có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị xem xét áp thuế xuất khẩu 10% với vàng nữ trang xuất khẩu có hàm lượng vàng từ 80% thay vì 99% như quy định trước đó.

 

Theo TTO

TIN LIÊN QUAN
Cấm mang vàng miếng khi xuất, nhập cảnh (4/2/2014 10:15:25 AM)
Nhập khẩu vàng của Ấn Độ có thể phục hồi (3/29/2014 10:20:49 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Giá vàng sụt giảm do USD tăng (1/22/2014 10:30:45 AM)
Ấn Độ có thể tiếp tục hạn chế nhập khẩu vàng đến tháng 3 (1/11/2014 9:23:12 AM)
Thị trường vàng trong năm 2014 được dự báo sẽ "xấu" đi (12/30/2013 10:14:25 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
Nhu cầu vàng tại lễ hội Ấn Độ có thể giảm do hạn chế nhập khẩu (11/5/2013 10:34:18 AM)
Xuất khẩu cả năm có thể đạt 131 tỷ USD (11/5/2013 10:33:27 AM)
Khánh thành đường hầm Á - Âu đầu tiên (10/29/2013 10:57:19 AM)
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com