Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xe gỗ xuất khẩu tắc nghẽn tại cảng Dung Quất

12/27/2012 10:19:41 AM

Nhiều ngày qua, từng đoàn xe tải chở dăm gỗ nối đuôi nhau chờ chực trước cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) để xuất hàng cho các tàu trọng tải lớn đưa sang Trung Quốc tiêu thụ vào dịp cuối năm.

 

Trong khi chờ đến lượt vào cảng xuất hàng dăm gỗ, các tài xế túm tụm đánh bài để "quên" đi thời gian dài hoặc treo võng phía đuôi xe ngủ ngon lành. Xe tải đậu san sát, nối đuôi gần cả cây số phía trước cảng Dung Quất.

 

Anh Khải, lái xe tải chở gỗ dăm thuê cho một doanh nghiệp từ huyện Núi Thành (Quảng Nam) vào cảng Dung Quất để xuất hàng cho biết, do thời tiết mưa thất thường nên phải đợi chờ tàu mở hầm hàng. "Có hôm đợi tàu đến cảng trễ, làm thủ tục mất thêm vài giờ, chúng tôi phải ngủ qua đêm trong giá lạnh từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau mới xuất được hàng cho tàu. Doanh nghiệp thuê chở hàng mỗi ngày trả công vài trăm nghìn, đợi chờ lâu thì tốn tiền ăn, uống với chi phí lớn", anh Khải than thở.

 

Trao đổi với VnExpress.net, ông Đào Tấn Huê, Đội trưởng Dịch vụ cảng PTSC tại Khu kinh tế Dung Quất lý giải, thị trường dăm gỗ bị chững lại hai tháng liền trong tháng 7, 8 do rớt giá, vào những ngày cuối năm này, giá cả tăng lên "đôi chút" nên các doanh nghiệp tập trung sản xuất nhiều. Do vậy, hàng trăm xe tải chở gỗ dăm đổ dồn ùn ứ qua cảng để bù lại thời gian đình trệ giữa năm. Để đảm bảo an toàn cho quá trình xuất hàng, Cảng yêu cầu các xe tải phải xếp hàng trật tự lần lượt vào cảng để đưa dăm gỗ lên tàu.

 

Theo ông Huê, nhiều lái xe tải kêu ca đợi chờ đưa hàng qua cảng nhiều giờ là do nhiều nguyên nhân, trong đó thời tiết xấu tàu vào cảng trễ hơn kế hoạch ban đầu lại thêm làm thủ tục mất từ 2 đến 3 giờ, sau đó mới bắt đầu nhập hàng.

 

Trung bình mỗi chiếc tàu trọng tải 30.000 tấn neo đậu ở cảng nhập đủ hàng khoảng 5 ngày. Có trường hợp doanh nghiệp điều động xe tải chở dăm gỗ đến cảng nhưng tàu đã đủ lượng hàng rời cảng nên buộc lái xe phải đợi tàu hàng kế tiếp cập bến sau đó.

 

Năm 2012, hai cảng PTSC và Gemadept tại khu kinh tế Dung Quất đã xuất khoảng 2,5 triệu tấn dăm gỗ, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc bằng đường tàu biển. Các chuyên gia kinh tế dự báo, năm 2013, thị trường xuất khẩu dăm gỗ ở Quảng Ngãi sẽ giảm khoảng 10% do nguồn nguyên liệu bấp bênh, thị trường Trung Quốc không ổn định.

 

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Giám đốc Cảng Gemadept Dung Quất lo lắng, nhà máy dăm gỗ mọc lên ngày càng nhiều đã nảy sinh tình trạng cạnh tranh vùng nguyên liệu "thiếu lành mạnh". Một số nhà máy đã mua cả cây keo non chế biến dăm không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu dăm gỗ chung của khu vực miền Trung. Chỉ tính riêng tại các bến cảng tại Khu kinh tế Dung Quất , nếu như năm ngoái đón khoảng 10 tàu hàng thì năm nay giảm xuống chỉ còn năm tàu cập bến nhập dăm gỗ.

 

Hiện tại Quảng Ngãi có khoảng 20 nhà máy chế biến dăm gỗ, trong đó có hai nhà máy đang xây dựng. Trung bình mỗi ngày 18 nhà máy cần 18.000 tấn cây nguyên liệu để hoạt động. Tuy nhiên, Quảng Ngãi mới chỉ đáp ứng được 6.000 tấn, số còn lại các nhà máy phải loay hoay tìm mua ở các tỉnh lân cận.

 

Ông Nguyễn Nị, nguyên Chủ tịch Hiệp Hội dăm gỗ xuất khẩu Quảng Ngãi, nếu mỗi tấn dăm gỗ xuất khẩu đầu năm nay giá 138 USD thế nhưng đến giữa năm rớt xuống chỉ còn 122 USD, cuối năm nay mới "nhích" lên cũng chỉ 128 USD/tấn (thấp hơn 10 USD mỗi tấn so với đầu năm).

 

Ông Nị cho rằng, nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu mọc lên tràn lan đã dẫn tới tranh giành nguyên liệu, thậm chí mua cả cây non nên chất lượng gỗ dăm xuất khẩu không đảm bảo, các đối tác bắt đầu quay lưng, ép giá. Hệ lụy từ việc phát triển nhà máy chế biến dăm gỗ ồ ạt, thiếu quy hoạch bài bản đã đẩy doanh nghiệp lâm vào bế tắc.

 

Để chấn chỉnh tình trạng này, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Cao Khoa đã yêu cầu các địa phương, sở ngành cần cân nhắc và hạn chế cấp phép mới cho các dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dăm gỗ trong thời gian tới. Nguyên nhân là thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp chế biến dăm gỗ trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu. Trong đó nổi cộm là tình trạng phá rừng, tranh giành mua nguyên liệu gỗ giữa các nhà máy.

 

Theo Vnexpress

TIN LIÊN QUAN
Cơ hội cho ngành gỗ (6/17/2014 10:33:09 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Xuất khẩu gỗ có thể đạt 10 tỷ vào năm 2020 (6/9/2014 9:43:14 AM)
Đồng USD suy yếu do Mỹ-Nhật chưa thống nhất về TPP (4/25/2014 9:38:53 AM)
Sản phẩm gỗ xuất sang EU có thể đạt kim ngạch 1 tỷ USD (4/19/2014 10:07:37 AM)
Tỷ lệ lạm phát ở Nhật Bản giảm, đồng yen tăng giá (3/29/2014 10:21:39 AM)
EU cấm nhập khẩu cá từ Belize, Campuchia và Guinea (3/28/2014 10:04:57 AM)
Xuất khẩu gỗ có nhiều lợi thế (3/11/2014 10:23:36 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Tháng đầu năm 2014, xuất khẩu gỗ tăng 3,8% (2/10/2014 9:42:40 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Cao Bằng cấm xe container từ thành phố ra cửa khẩu (12/12/2012 10:39:28 AM)
Mở tuyến đường sắt vận tải container thứ ba từ Trung Quốc đến châu Âu (12/3/2012 10:28:40 AM)
Vận tải hành khách tăng, vận tải hàng hóa giảm (11/28/2012 3:53:49 PM)
Kiến nghị thu phí đường bộ qua xăng dầu, vé đường (11/26/2012 10:33:49 AM)
Bất cập Phí bảo trì đường bộ (11/23/2012 10:44:35 AM)
CaroTrans bổ sung bốn dịch vụ từ Trung Quốc đến Chile (11/14/2012 9:38:31 AM)
Lào xây dựng tuyến đường sắt nối liền với Việt Nam (11/7/2012 10:25:07 AM)
Vận tải hàng hóa và hành khách mười tháng đầu năm 2012 (10/31/2012 10:26:00 AM)
Phí sử dụng đường bộ: nên hoãn thu (10/27/2012 9:17:59 AM)
Nhật Bản ký văn bản hợp tác đường sắt với Thái Lan (10/10/2012 10:04:21 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com