Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Thúc đẩy thương mại biên giới Việt Nam–Campuchia–Lào

12/19/2013 9:56:20 AM

Ngày 20/12/2013, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Thương mại Campuchia, Bộ Công Thương Lào và UBND tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế “Tây Ninh - Cửa ngõ phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Campuchia-Lào”.

Tại cuộc họp báo diễn ra hôm 13/12, đại diện Bộ Công Thương cho biết: Đây là hoạt động nhằm trao đổi, đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại biên giới giữa Việt Nam với Campuchia và Lào thông qua tuyến đường nối từ tỉnh Tây Ninh đi qua Campuchia (tỉnh Kampong Cham, Kratie, Stung Treng) đến Lào (tỉnh Champasak).

Qua đó nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp đa phương giữa ba nước Việt Nam–Campuchia-Lào trong việc đề xuất các biện pháp giải quyết khó khăn, tồn tại khi doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, du lịch trên tuyến đường này, góp phần mở rộng quan hệ hợp tác cho các doanh nghiệp của 3 nước trong thời gian tới.

Theo báo cáo của tỉnh Tây Ninh, hiện nay doanh nghiệp của các tỉnh Nam Bộ nếu muốn xuất khẩu hàng hóa sang Lào hầu hết đều đi qua cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị với khoảng cách trên 1.000 km, tốn kém thời gian và chi phí vận chuyển.

Trong khi nếu đi con đường xuất phát từ tỉnh Tây Ninh (qua cặp cửa khẩu Chàng Riệc-Đa, hoặc cửa khẩu quốc tế Xa Mát) sang Campuchia, theo đường số 7 qua các tỉnh Kampong Cham, Kratie, Stung Treng của Campuchia, đến tỉnh Champasak, Lào (cửa khẩu quốc tế Nong Nokkhien) chỉ trên 350 km ngắn hơn rất nhiều và hạ tầng giao thông trên tuyến đường này đã đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Tuyến đường này đã được Chính phủ 3 nước Việt Nam, Campuchia và Lào đưa vào Biên bản ghi nhớ về vận tải đường bộ ký ngày 17/1/2013 tại tỉnh Champasak, Lào.

 

Theo vinanet

 

 

 

Giải pháp thúc đẩy XK hàng nông, thủy sản sang Nhật Bản, Hàn Quốc

Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu là mắt xích quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường sở tại.

 

Vì lợi ích của bản thân, mỗi doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực để đảm bảo hàng hóa xuất khẩu của mình đáp ứng và phù hợp với các tiêu chuẩn và yêu cầu được đưa ra. Tuy nhiên, đặc tính của doanh nghiệp là muốn thu được lợi nhuận tối đa trên cơ sở đáp ứng mức chất lượng tối thiểu mà người tiêu dùng chấp nhận. Vì vậy, cá biệt vẫn có những trường hợp doanh nghiệp vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận trước mắt sẵn sàng vượt qua ranh giới được phép. Do đó, trong công tác tăng cường quản lý chất lượng của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu không thể thiếu được vai trò của các cơ quan nhà nước nhằm quản lý, đảm bảo chất lượng trong sản xuất và kinh doanh cũng như đảm bảo các lợi ích lâu dài và giữ uy tín cho hàng xuất khẩu Việt Nam.

 

Các cơ quan hữu quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế và các hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến và khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như HACCP, ISO, SQF, GMP, GAP,...

 

Các cơ quan có chức năng kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cần tăng cường năng lực kiểm tra kiểm nghiệm để có thể phát hiện sớm những doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các chế tài phù hợp với pháp luật để ngăn chặn những doanh nghiệp này tham gia vào hoạt động xuất khẩu những mặt hàng có nguy cơ vi phạm cao.

 

Đối với một số mặt hàng đang hoặc có khả năng cao là đối tượng theo dõi, giám sát nhập khẩu các cơ quan chức năng Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể cân nhắc việc giới hạn số lượng doanh nghiệp xuất khẩu trên cơ sở lựa chọn những doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng tốt, có năng lực chế biến xuất khẩu.

 

Về lâu dài, bên cạnh hoạt động xác nhận và chứng nhận cho từng lô hàng xuất khẩu đủ tiêu chuẩn, hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng đối với hàng xuất khẩu cần tập trung hơn vào công tác đánh giá và công nhận hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp.

 

Quản lý chất lượng các hộ gia đình và doanh nghiệp nuôi trồng

 

Bên cạnh công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp chế biến sản xuất cũng cần chú trọng đến công tác quản lý chất lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp nuôi trồng vì đây chính là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Thực tế các vụ việc vướng mắc liên quan đến vấn đề vệ sinh kiểm dịch của hàng nông thủy sản xuất khẩu cho thấy trong nhiều trường hợp, mặc dù quy trình sản xuất của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tuân thủ chặt chẽ các quy chuẩn liên quan nhưng hàng hóa vẫn không đạt các tiêu chí về vệ sinh kiểm dịch do ngay từ đầu vào, nguyên liệu đã có dư lượng hóa chất hoặc kháng sinh vượt quá mức độ cho phép. Vì vậy, cần phải kiểm soát ngay từ khâu nuôi trồng và thu hoạch.

 

Công tác nghiên cứu khoa học về vệ sinh kiểm dịch

 

Nhìn chung, các thể chế thương mại đa phương và khu vực thừa nhận là việc nước nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch ở phạm vi đủ cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người, các loài động vật và thực vật. Vì vậy cũng tồn tại khả năng các biện pháp này bị lạm dụng một cách quá mức cần thiết. Do đó, các kết quả nghiên cứu khoa học trong quá trình đấu tranh chống lại các rào cản thương mại của thị trường, đặc biệt là đối với các quy định liên quan đến lượng tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất phụ gia,... có trong sản phẩm xuất khẩu là rất quan trọng.

 

Tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng

 

Các biện pháp phi thuế quan của Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều luật và quy định khác nhau, do nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau quản lý và thực thi. Kinh nghiệm xử lý một số vụ việc có liên quan đến các biện pháp phi thuế quan của hai nước này đã cho thấy mối quan hệ hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền này là rất quan trọng trong việc giải quyết các vướng mắc phát sinh, góp phần tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng khả năng tiếp cận đối với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Tất nhiên, nguyên tắc cơ bản của giải quyết tranh chấp vẫn là dựa trên luật pháp và quy định, trong đó cơ sở đầu tiên là các quy định của hệ thống thương mại đa phương và cam kết của hai nước trong các điều ước quốc tế song phương và khu vực, sau đó là luật lệ và quy định của nước sở tại. Tuy vậy, một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, mang tính xây dựng với các cơ quan chức năng của nước đối tác dưới hình thức trao đổi thông tin và cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp với quy định và lợi ích của mỗi bên sẽ tạo thuận lợi hơn cho quá trình giải quyết những vướng mắc phát sinh.

 

Tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp

 

Với khuôn khổ pháp lý thuận lợi, được sự ủng hộ, nhất trí cao của Lãnh đạo cấp cao giữa các nước trong khu vực Đông Bắc Á, Việt Nam đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó có các doanh nghiệp thương mại. Đây là một trong những lợi thế mà chúng ta cần tận dụng để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước này. Chúng ta cần tranh thủ sự hợp tác của các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc vì chính những doanh nghiệp này là những người nắm rõ nhất về các quy định và yêu cầu liên quan đối với hàng hóa nhập khẩu và trên cơ sở đó có thể đưa ra những bước đi phù hợp để đáp ứng được các biện pháp phi thuế quan mà Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đưa ra. Các doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sẽ có lợi ích trong mối quan hệ hợp tác này thông qua việc đưa các chủng loại hàng hóa đa dạng của Việt Nam tiếp cận được với người tiêu dùng các nước này cũng như cộng đồng người Việt Nam tại đây.

 

Đàm phán mở cửa thị trường

 

Riêng đối với thị trường Hàn Quốc, trong bối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán Hiệp định thương mại tự do VKFTA, chúng ta hiện đang có cơ hội để trao đổi với phía Hàn Quốc về các biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận của hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng nông lâm thủy sản, vào thị trường Hàn Quốc thông qua quá trình đàm phán. Thông qua đàm phán ta có thể yêu cầu phía Hàn Quốc có sự hợp tác tích cực trong lĩnh vực vệ sinh kiểm dịch và tiêu chuẩn kỹ thuật hướng tới việc hai bên công nhận các kết quả kiểm tra và giám định của các cơ quan kiểm tra chất lượng của mỗi nước để giảm bớt tỷ lệ lấy mẫu kiểm tra trong các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam, đẩy nhanh thời gian thông quan và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

 

Đồng thời, ta cũng có thể yêu cầu hai bên thống nhất một lộ trình để phía Hàn Quốc đưa dần và đẩy nhanh quy trình đánh giá rủi ro nhập khẩu đối với các loại trái cây và rau quả tươi của Việt Nam, tạo điều kiện gia tăng số lượng các sản phẩm nông sản của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc.

 

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương

TIN LIÊN QUAN
Đoàn công tác của Ủy ban Nhà nước về Hàng không dân dụng Campuchia làm việc với Cục Hàng hải Việt Nam (7/4/2014 10:58:03 AM)
FAO dự báo xuất khẩu gạo Campuchia tăng trong 2014 (6/6/2014 9:26:25 AM)
Shipco mở dịch vụ LCL từ L.A. đến Costa Rica (5/8/2014 8:22:26 AM)
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt vào Campuchia (4/15/2014 10:02:37 AM)
OEL Singapore mở tuyến Việt Nam, kết nối Singapore và Malaysia (4/4/2014 8:41:18 AM)
Thái Lan lo khó cạnh tranh với gạo chất lượng cao của Campuchia (4/2/2014 10:02:06 AM)
EU cấm nhập khẩu cá từ Belize, Campuchia và Guinea (3/28/2014 10:04:57 AM)
Campuchia: Giá và xuất khẩu gạo đều giảm (3/24/2014 9:44:10 AM)
Sản lượng container L.A, Long Beach đi xuống (3/20/2014 9:02:59 AM)
DHL mở dịch vụ LCL mới từ Đài Loan đến Áo (3/19/2014 8:49:48 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Kinh tế Việt Nam sẽ khá hơn trong năm 2014 (12/18/2013 9:37:04 AM)
Người trồng cà phê oằn mình trả nợ (12/18/2013 9:36:37 AM)
Tiêu thụ ô tô tăng 18% so với cùng kỳ (12/16/2013 10:12:03 AM)
Hiệp định TPP: Thách thức ở cả hai thị trường xuất khẩu và nội địa (12/16/2013 10:11:35 AM)
EVN lại muốn tăng giá bán điện vì thiếu vốn (12/14/2013 10:33:33 AM)
Viễn cảnh sáng sủa của nền kinh tế Mỹ năm 2014 (12/14/2013 10:03:04 AM)
Nguồn cung gas tăng nhẹ trong tháng cuối năm (12/12/2013 10:01:29 AM)
Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác với Hoa Kỳ (12/10/2013 9:48:35 AM)
Indonesia - điểm đến hấp dẫn cho các nhà bán lẻ nước ngoài (12/10/2013 9:46:28 AM)
Trung Quốc dự báo tốc độ tăng trưởng năm 2014 sẽ đạt 7,8% (12/10/2013 9:45:55 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com