Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Tình hình xuất khẩu sang Canada năm 2013

2/18/2014 9:35:26 AM

Canada – một trong những thị trường xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD – 1,54 tỷ USD, tăng 33,71% so với năm 2012.

 

Các mặt hàng chính xuất khẩu sang Canada là hàng dệt may, thủy sản, giày dép, hàng rau quả , hạt điều, cà phê, hạt tiêu… trong đó hàng dệt may đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 25,2% thị phần, đạt 391,1 triệu USD, tăng 24,21% so với năm trước.

 

Đứng thứ hai là mặt hàng thủy sản, tăng 38,07%, tương đương với 24,21%, trong đó tôm là một trong những mặt hàng chính xuất khẩu sang Canada có kim ngạch tăng mạnh so với năm 2012…

 

Nhìn chung, năm 2013, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Canada đều có tốc độ tăng trưởng dương về kim ngạch, chiếm trên 65%.

 

Bên cạnh đó, với kết quả khảo sát mới nhất của Ngân hàng Trung ương Canada (BoC), kinh tế Canada đang có những chuyển biến tích cực khi doanh số bán hàng của hầu hết các doanh nghiệp nước này tăng đáng kể trong quý cuối cùng của năm 2013.

 

Báo cáo của BoC công bố ngày 13/1 cho biết số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư trong quý 4/2013 tăng 42%, mức tăng đáng kể so với quý 3/2013.

 

Tương tự như vậy, 53% các doanh nghiệp khẳng định họ sẽ tuyển thêm nhân viên trong năm tới, so với mức tăng 43% của quý 3/2013.

 

Theo BoC, các số liệu cho thấy hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Canada đang tăng lên và có xu hướng tăng ổn định hơn. Đây là những dấu hiệu rất tích cực đối với nền kinh tế khi bước sang năm mới.

 

Với những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Canada – đây là một tín hiệu vui cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.

 

Thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sang thị trường Canada năm 2013

ĐVT: USD 

 

KNXK

 Năm 2013

KNXK

Năm 2012

% so sánh

Tổng kim ngạch

1.547.048.540

1.156.977.758

33,71

hàng dệt, may

391.183.374

314.934.233

24,21

hàng thủy sản

180.556.492

130.768.598

38,07

giày dép các loại

161.030.587

133.490.373

20,63

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

158.484.882

63.093.145

151,19

phương tiện vận tải và phụ tùng

119.983.607

50.441.258

137,87

gỗ và sản phẩm gỗ

118.973.785

112.656.720

5,61

hạt điều

61.291.826

50.488.489

21,40

sản phẩm từ sắt thép

36.875.237

50.057.710

-26,33

túi xách, ví,vali, mũ và ôdù

36.843.972

30.388.612

21,24

máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng khác

36.291.209

18.574.656

95,38

kim loại thường khác và sản phẩm

24.344.476

 

*

sản phẩm từ chất dẻo

19.447.634

17.977.865

8,18

Hàng rau quả

15.156.611

11.454.086

32,32

cà phê

11.999.564

18.477.295

-35,06

hạt tiêu

9.383.710

8.548.516

9,77

bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

6.557.405

5.693.034

15,18

cao su

6.331.417

6.531.924

-3,07

chất dẻo nguyên liệu

5.865.428

6.088.845

-3,67

Sản phẩm mây tre, cói và thảm

4.969.324

4.191.722

18,55

thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh

4.593.645

3.741.457

22,78

sản phẩm gốm sứ

3.451.602

3.836.120

-10,02

máy ảnh máy quay phim và linh kiện

2.349.648

24.850.965

-90,55

dây điệnvà dây cáp điện

31.020

59.025.881

-99,95

 

Tuy nhiên, để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường tiềm năng này cũng không ít những thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm:

 

Thuận lợi:

 

-Quan hệ thương mại giữa Việt NamCanada tăng trưởng tương đối ổn định trong nhiều năm qua, trong đó Việt Nam luôn xuất siêu vào Canada, chủng loại hàng hoá ngày càng đa dạng hơn.

 

-Nhóm hàng thuỷ sản: Tôm đông lạnh vẫn là mặt hàng chủ lực trong nhóm hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất vào Canada, chiếm trên 50% kim ngạch. Việt NamCanada đã kí thoả thuận công nhận giấy kiểm tra chất lượng của nhau, nên đã hạn chế được các lô hàng phải trả về, tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu Canada an tâm hơn khi mua hàng của Việt Nam.

 

-Nhóm hàng nông sản: Sau một thời gian dài kim ngạch liên tục suy giảm, các mặt hàng này đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng mức độ tăng trưởng của từng mặt hàng còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân suy giảm nhóm hàng này nói chung trong thời gian qua chủ yếu là do cuớc vận tải và tình hình biến động chung của thị trường thế giới.

 

-Nhóm hàng đồ nội thất: Đây là nhóm hàng XK tiềm năng của Việt Nam, kim ngạch tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian vừa qua, đạt mức tăng trưởng bình quân từ 60% đến 80%, có thời kì tăng đến 90%. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Canada tìm nguồn cung từ Việt Nam thay cho nguồn cung từ Trung Quốc, nhất là những mặt hàng đòi hỏi chất lượng kĩ thuật cao.

 

-Trong năm qua, chính phủ Canada có một số điều chỉnh chính sách đối với nền kinh tế. Biện pháp nhằm kích thích tăng mức tiêu dùng trong nước bao gồm: giảm thuế GST (thuế liên bang) từ 7% xuống còn 6% và tới đây sẽ giảm tiếp 1% nữa theo như cam kết của Chính phủ Đảng bảo thủ đương nhiệm ; giảm thuế suất, thuế thu nhập cá nhân xuống còn 15%, đồng thời tăng mức miễn giảm thuế thu nhập cá nhân. Đối với doanh nghiệp, chính phủ đã tiến hành chương trình cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệptừ 22,1% xuống còn 15% vào năm 2012. Việc này đưa Canada trở thành nước G7 có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất vào năm 2012.

 

-Canada tập trung tạo nhiều cơ hội kinh doanh hơn tại châu Á, bằng cách theo đuổi các hiệp định bảo hộ và xúctiến đầu tư song phương, đặc biệt với Trung Quốc và Ấn Độ, hiệp định thương mạitự do với Hàn Quốc, khuôn khổ kinh tế chung với Nhật Bản. Canada cũng đang xúc tiến đàm phán hiệp định tương tự với Việt Nam.

 

Khó khăn:

 

-Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong khó khăn, các nền kinh tế đều đang có xu hướng tăng cường các rào cản thương mại. Theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, các doanh nghiệp XK sang thị trường này cần lưu ý tuânthủ những qui định Luật về Dán nhãn và quảng cáo hàng dệt may và Luật Thuế hải quan. Ngoài ra, chất liệu sợi dùng trong quần áo trẻ em cần tuân thủ quy định về độ cháy. Thương vụ Việt Nam tại Canada cũng cho biết, nhà XK và nhà nhập khẩu thường giao dịch dựa trên cơ sở mẫu hàng, do vậy các mẫu hàng cần phải tuân thủ đúng quy định và tiêu chuẩn của Canada về antoàn, độ bền, trọnglượng, chất liệu, chất lượng.

 

-Cũng theo dự báo của WTO trong thời gian tới do khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra nhiều vụ kiện chống bán phá giá. Nhiều quốc gia sẽ áp dụng nhiều rào chắn kỹ thuật nhằm bảo hộ cho hàng hóa sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp XK sẽ ngày càng khó khăn hơn bởi các nguy cơ này.

 

Theo Vinanet/TTXVN

TIN LIÊN QUAN
Canada tài trợ 500 nghìn đô la (CAD) cho tái cơ cấu nông nghiệp (7/10/2014 9:09:14 AM)
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Canađa tăng trưởng (5/26/2014 10:19:22 AM)
EU cấm nhập khẩu cá từ Belize, Campuchia và Guinea (3/28/2014 10:04:57 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Lịch bay mùa hè 2014 của ANA: Thay đổi trên các tuyến quốc tế (12/10/2013 9:49:30 AM)
Những nhóm mặt hàng chủ yếu nhập khẩu từ Canađa 10 tháng đầu năm 2013 (12/5/2013 10:07:12 AM)
Canada đầu tư 7,6 triệu USD cho nông nghiệp Việt Nam (11/30/2013 9:51:08 AM)
Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Canađa (11/21/2013 9:48:55 AM)
Việt Nam-Canada hướng tới quan hệ đối tác toàn diện (11/11/2013 9:35:14 AM)
ANA, JAL: Sản lượng hàng hóa hàng không tăng (11/7/2013 9:24:00 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Nam Phi sẽ mở rộng thị trường cho hàng hóa ASEAN (2/17/2014 9:02:29 AM)
Xuất khẩu sang Đức tăng hơn 15% (2/17/2014 8:48:41 AM)
Ðạm Phú Mỹ xuất lô hàng đầu tiên trong năm sang Myanmar (2/17/2014 8:48:09 AM)
Xuất khẩu gạo năm 2014 - Cạnh tranh quyết liệt (2/13/2014 9:53:40 AM)
Cá tra Việt Nam vào ASEAN tiếp tục tăng (2/13/2014 9:32:32 AM)
Việt Nam xuất siêu rau quả sang Trung Quốc năm 2013 (2/13/2014 9:29:02 AM)
4 mặt hàng nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch thuế quan (2/12/2014 10:11:09 AM)
Thức ăn gia súc chiếm 81,9% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Argentina (2/12/2014 10:10:39 AM)
Xuất khẩu hàng dệt may năm 2013 đạt gần 18 tỷ USD (2/12/2014 10:09:42 AM)
Tháng 1, xuất nhập khẩu đều giảm (2/12/2014 10:08:00 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com