Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Trung Quốc giảm nhập khẩu hàng hóa trong tháng 5 do dự trữ cao và thắt chặt tín dụng

6/11/2014 9:20:36 AM

Nhập khẩu các hàng hóa chính của Trung Quốc giảm trong tháng 5 so với tháng trước, do các công ty giảm quy đơn hàng sau khi nhập khẩu mạnh trong tháng trước.

 

Giá hàng hóa đang giảm do nhu cầu chậm chạp trở lại đã dẫn tới các công ty thua lỗ, đặc biệt các nhà máy thép, trong khi việc kiểm tra kỹ lưỡng cấp vốn hàng hóa và thắt chặt tín dụng cũng tác động tới nhu cầu nhập khẩu.

 

Nhập khẩu dầu thô trung bình hàng ngày giảm 9,4% so với mức kỷ lục trong tháng 4, trong khi đậu tương giảm 8,2% so với tháng trước.

 

Quặng sắt, than và đồng cũng giảm với hai mặt hàng sau bị thiệt hại bởi giá nước ngoài cao hơn.

 

Tổng xuất khẩu tăng trong tháng 5 do sự phục hồi kinh tế toàn cầu, nhưng dự đoán tổng nhập khẩu giảm 1,6% so với tăng 0,8% trong tháng 4, có thể là dấu hiệu nhu cầu trong nước yếu hơn.

 

Chính phủ đã phát hành sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định trong hôm thứ sáu.

 

Dầu thô

 

Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, đã nhập khẩu 26,08 triệu tấn hay 6,14 triệu thùng/ngày trong tháng 5, mang lại tổng lượng nhập khẩu trong 5 tháng năm nay là 128,7 triệu tấn.

 

Dựa trên cơ sở hàng ngày, nhập khẩu dầu thô 6,14 triệu thùng/ngày thấp hơn 9,4% so với mức cao kỷ lục trong tháng 4, do các nhà máy lọc dầu cắt giảm sản xuất trong đỉnh điểm của mùa bảo dưỡng.

 

PetroChina đã đóng cửa nhà máy lọc dầu Đại Liên lớn nhất của nó công suất 410.000 thùng/ngày để bảo dưỡng từ 10/4 đến cuối tháng 5.

 

Nền kinh tế trì trệ của Trung Quốc tăng trưởng ở tốc độ thấp nhất trong 23 năm, đã gây ra nhu cầu dầu giảm xuống mức thấp 7 tháng trong tháng 4 do các nhà máy lọc dầu giảm quy mô sản xuất để bảo dưỡng và tiếp tục xuất khẩu nhiên liệu dư thừa.

 

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết nhập khẩu vẫn còn ở mức cao do dự trữ trong hàng hóa thương mại hay dự trữ chiến lược.

 

Đồng

 

Nhập khẩu đồng từ nước tiêu thụ hàng đầu thế giới đã giảm 15,6% so với một tháng trước xuống 380.000 tấn trong tháng 5. Số liệu này gồm cả điện cực, đồng đã tinh chế, hợp kim và đồng bán thành phẩm.

 

Một nhà quản lý mua hàng tại công ty sử dùng đồng cuối cùng cho biết giá đồng giao ngay cao trên sàn giao dịch kim loại London đã cân nhắc người dùng cưới trì hoãn mua kim loại này trong tháng 5, trong khi các thương nhân khác cho biết một số hãng cũng không thể đảm bảo thư tín dụng để nhập khẩu sau khi các ngân hàng tăng cường yêu cầu cho vay.

 

Nhập khẩu có thể giảm trong những tháng tới do việc điều tra gian lận có thể trong việc cấp vốn cho kim loại tại cảng Thanh Đảo đã dẫn tới một số ngân hàng lớn ngừng thế chấp vốn bằng kim loại tới người tiêu dùng Trung Quốc.

 

Việc điều tra liên tục của chính quyền, kiểm tra đối với cáo buộc rằng một công ty sử dụng hàng hóa kim loại duy nhất của mình nhiều lần để được cấp vốn, gây lo lắng cho ngân hàng và nhà kinh doanh.

 

Quặng sắt, than, đậu tương

 

Nhập khẩu quặng sắt đứng ở mức 77,38 triệu tấn trong tháng 5, giảm 7,2% so với tháng trước. Tổng nhập khẩu trong 5 tháng đầu tiên của năm 2014 tăng 19% so với năm trước ở mức 382,7 triệu tấn.

 

Phải đối mặt với hàng tồn kho tăng gần mức kỷ lục hơn 100 triệu tấn và giá thép thanh đang giảm mà đã mất giá 17% trong năm nay, các nhà máy và nhà giao dịch tại Trung Quốc đang giảm mua mới nguyên liệu thô gây ra giá quặng sắt giảm.

 

Các thương nhân cho biết các ngân hàng Trung Quốc thắt chặt tín dụng nhập khẩu và giá quặng sắt giảm nhanh chóng trong tháng 5 buộc nhiều nhà đầu tư quặng sắt nhỏ hơn ngừng mua vào.

 

Trong một dấu hiệu nhu cầu trong nước chậm lại đẩy các nhà sản xuất thép Trung Quốc thúc đẩy doanh số bán hàng ở nước ngoài, số liệu hải quan chỉ ra xuất khẩu sản phẩm thép tăng 7% trong tháng 5 so với một tháng trước lên 8,07 triệu tấn, trong khi nhập khầu giảm 6,2%.

 

Nhập khẩu than, gồm than bùn, đã giảm 11,4% trong tháng 5 so với tháng trước xuống 24,01 triệu tấn do giá trong nước giảm làm các nguồn cung cấp nước ngoài kém thu hút. Tăng cường sản xuất thủy điện, cùng với tăng trưởng kinh tế chậm chạp, cũng dẫn tới các đơn vị giảm đơn đặt hàng.

 

Nhập khẩu đậu tương của Trung Quôc, nước mua lớn nhất thế giới, đứng ở mức 5,97 triệu tấn trong tháng 5, giảm 8,2% so với 6,5 triệu tấn trong tháng 4.

 

Các nhà phân tích cho biết nhập khẩu có thể giảm trong tháng 6, do nhập khẩu tăng vọt kể từ tháng 12 dẫn tới nguồn cung thừa thãi và làm thiệt hại lợi nhuận nghiền bột của các nhà máy đậu tương.

 

Giá đậu nành ở nước ngoài liên tục tăng cao đã khiến các thương nhân Trung Quốc vỡ nợ về giao hàng trong tháng 4 và tháng 5, gây ra Marubeni chuyển một số chuyến hàng đến nơi khác.

 

Theo Vinanet

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Thái Lan giảm nhập khẩu tôm nguyên liệu (6/10/2014 9:55:16 AM)
Xuất khẩu hạt tiêu năm 2014 sẽ lập kỷ lục 1 tỷ USD (6/10/2014 9:54:40 AM)
Nhập khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng mạnh (6/10/2014 9:54:04 AM)
Doanh nghiệp TP HCM: Thị trường Trung Quốc có thể thay thế (6/10/2014 9:38:59 AM)
Đẩy mạnh giao thương tiêu thụ vải bên cạnh thị trường xuất khẩu truyền thống Trung Quốc (6/10/2014 9:38:24 AM)
Nhiều giải pháp cho nguyên phụ liệu xuất khẩu (6/10/2014 9:26:31 AM)
Xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng 32,9% (6/9/2014 9:43:52 AM)
Xuất khẩu gỗ có thể đạt 10 tỷ vào năm 2020 (6/9/2014 9:43:14 AM)
Ba Lan - thị trường xuất khẩu tiềm năng cho cá ngừ Việt Nam (6/9/2014 9:42:31 AM)
Vải thiều Lục Ngạn có thể xuất sang Nhật Bản, châu Âu (6/9/2014 9:26:47 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com