Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Hợp tác thương mại Việt Nam- Bờ Biển Ngà

6/13/2014 9:32:54 AM

Mặc dù trải qua gần 1 thập kỷ bất ổn chính trị nhưng Bờ Biển Ngà vẫn được xem là một trong những nền kinh tế hàng đầu khu vực Tây Phi. Nước này tiếp tục duy trì vai trò là nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ chính cho các nước láng giềng như Ghi-nê, Mali, Buốc-ki-na Pha-xô…

 

Việt NamCôte d'Ivoire thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6/10/1975. Hiện nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc kiêm nhiệm Bờ Biển Ngà và Đại sứ Bờ Biển Ngà tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam.

 

Kể từ năm 2009, Công ty chế biến và xuất khẩu điều SITA của Bờ Biển Ngà có tranh chấp thương mại với một số doanh nghiệp nhập khẩu điều của Việt Nam nên doanh nghiệp cần thận trọng, không nên giao dịch với công ty này. Cho đến nay, phần lớn điều nhập khẩu từ Bờ Biển Ngà vẫn phải thực hiện qua trung gian nước ngoài là các tập đoàn của Singapore và Ấn Độ như Olam.

Thời gian gần đây Việt Nam đã tăng cường tổ chức các đoàn sang thị trường này để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Năm 2008, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang đã dẫn đầu đoàn 15 doanh nghiệp Việt Nam sang thăm và làm việc tại Bờ Biển Ngà. Năm 2010, Bộ Công Thương lại tổ chức một đoàn nghiên cứu chính sách và xúc tiến thương mại sang Bờ Biển Ngà. Cùng đi có đại diện của Sở Công Thương tỉnh Long An và 10 doanh nghiệp. Trong các cuộc tiếp xúc, phía Bờ Biển Ngà kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư chế biến điều, dứa và tham gia các dự án trồng cao su tại nước này.

 

Năm 2012, Bộ Công Thương đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Bờ Biển Ngà tại Trung Quốc và Ma-rốc đề nghị đàm phán và ký Bản ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo giữa hai nước (cho đến nay phía Bạn chưa phản hồi). Dự kiến tháng 10/2014, Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại quốc gia tại thị trường này.

 

Bờ Biển Ngà là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Tây Phi nói riêng và ở châu Phi nói chung. Năm 2013, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà đạt mức cao nhất 215 triệu USD, tăng 15% so với năm 2012 và kim ngạch nhập khẩu đạt 136 triệu USD, tăng 88%.

 

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà chủ yếu gồm gạo (chiếm 93% tổng kim ngạch xuất khẩu), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng thủy sản, sản phẩm dệt may, chất dẻo nguyên liệu, ...

 

Xuất khẩu của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà năm 2013

 

Tên mặt hàng xuất khẩu

Kim ngạch (USD)

Gạo

228,456,297

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

4,077,489

Hàng hải sản

3,296,252

Sắt thép các loại

2,939,291

Chất dẻo nguyên liệu

2,438,800

Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

1,867,113

Xi măng

1,261,000

Hàng hoá khác

633,551

Bánh, kẹo & sản phẩm từ ngũ cốc

366,080

Sản phẩm hoá chất

351,688

Hạt tiêu

252,231

Phương tiện vận tảI khác và phụ tùng

166,380

Bao túi thuộc chương 63

158,151

Đĩa lưu trữ thông tin thuộc nhóm 8523

158,023

Lưới đánh cá

130,680

Tân dược

70,275

Giấy các loại

41,251

Vôi sống

11,546

Tổng cộng

246,676,098

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

 

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ Bờ Biển Ngà chủ yếu là hạt điều thô (chiếm tới 77% tổng giá trị nhập khẩu), bông các loại, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su, sắt thép phế liệu...

 

Nhập khẩu của Việt Nam từ Bờ Biển Ngà năm 2013

 Tên mặt hàng

Kim ngạch (USD)

Hạt điều

          197,531,160

Bông các loại

            51,669,896

Cà phê

              3,809,199

Gỗ & sản phẩm gỗ

              1,353,172

Cao su

                 900,094

Sắt thép phế liệu

                 894,572

Hàng hóa khác

                   82,897

Hàng rau quả

                   27,000

Tổng cộng

          256,267,989

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

 

Trong 4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà chỉ đạt 38,46 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó xuất gạo đạt 20,97 triệu USD (-47%), hàng dệt may 3,86 triệu USD. Mặc dù vậy, trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu gạo đã có sự tăng trưởng mạnh so với 03 tháng trước đó. Về nhập khẩu của Việt Nam, kim ngạch đạt 20 triệu USD, trong đó bông các loại chiếm 15,5 triệu USD, hạt điều 2,46 triệu USD.

 

Theo Báo Công Thương Điện Tử

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Thái Lan đang nỗ lực kìm giá nhiều mặt hàng thiết yếu (6/11/2014 9:22:55 AM)
Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Iran, Trung đông (6/11/2014 9:22:25 AM)
El Nino ảnh hưởng thế nào đến giá cà phê? (6/10/2014 9:37:56 AM)
Gạo sẽ phổ biến ở châu Phi hơn là châu Á (6/10/2014 9:37:22 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Nền kinh tế Mỹ đã xuất hiện nhiều dấu hiệu lạc quan (6/9/2014 9:44:56 AM)
Nhật Bản xây nhà máy nhiệt điện 3,3 tỷ USD tại Malaysia (6/9/2014 9:44:29 AM)
Đài Loan sẽ mở rộng đầu tư tại Việt Nam (6/7/2014 10:18:14 AM)
Lạm phát toàn cầu tăng trong tháng 4 (6/6/2014 9:53:06 AM)
Nhìn lại kim ngạch xuất khẩu sau 39 năm giang sơn thu về một mối (6/6/2014 9:46:55 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com