Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển kinh tế những tháng cuối năm

7/18/2014 9:41:47 AM

Ngày 17-7, Khối nghiên cứu kinh tế ngân hàng HSBC công bố báo cáo đánh giá về triển vọng kinh tế châu Á trong Quý III-2014. Việt Nam được đánh giá có nhiều triển vọng phát triển kinh tế trong những tháng cuối năm 2014.

Sản xuất của các DN đang có nhiều khởi sắc. Ảnh: H.Trang

Theo nhận định của HSBC, khi nhu cầu đối với hàng xuất khẩu giảm, các nền kinh tế tại châu Á quay lại thị trường nội địa thông qua kích thích nhu cầu tiêu thụ nội địa cũng như đầu tư trong nước.

Thế nhưng mô hình này đang gặp phải những thử thách tối đa do năng suất chậm chạp bắt đầu tác động lên tiến độ. Tuy nhiên, chỉ một điều đó thì không đủ để báo trước một cuộc suy thoái. Lãi suất thấp và ổn định, thanh khoản dồi dào, lạm phát ổn định tạo điều kiện cho tăng trưởng mặc dù với tốc độ tăng trưởng còn thấp.

Để giải quyết khó khăn này, các doanh nghiệp cần khẩn cấp thực hiện tái cấu trúc nhất là trong khi còn cách xa mục tiêu trong khi lãi suất một lần nữa bắt đầu tăng. Thật may mắn khi tại Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và các nước nhỏ khác, các nhà chức trách đã bắt đầu thực hiện những bước cần thiết. Tuy nhiên họ cũng cần thận trọng bởi phải nỗ lực ở rất nhiều mặt khác nếu muốn đảm bảo sự thịnh vượng tại châu Á.

Riêng tại Việt Nam, HSBC nhận định có nhiều kỳ vọng vào tương lai. Từ tháng 12-2013, chỉ số Nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất do HSBC khảo sát ở mức trên 50 điểm, thể hiện sự cải thiện về điều kiện kinh doanh của lĩnh vực này. Sản lượng tốt và sức mua mạnh đã đáp ứng tốt cho việc nhà sản xuất giảm giá bán và cầu bên ngoài cải thiện.

Trong tháng 6-2014, tăng trưởng xuất khẩu đạt mức hai con số, dù tốc độ có giảm.

Sản xuất và dịch vụ gia tăng đã thúc đẩy GDP tăng 5,5% trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 4,8% của quý 1. Trong thời gian qua, những căng thẳng với Trung Quốc trên biển đông chỉ tác động hạn chế đến kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn, trong đó các ngành như du lịch chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Lượng khách du lịch đến từ Trung Quốc có giảm đi nhưng trong vài tháng tới sẽ trở lại bình thường. Từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng 26,1%, và kỳ vọng mức này sẽ còn tăng thêm và kích thích ngành bán lẻ phát triển.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục ổn định, cho thấy các nhà đầu tư chính (Nhật, Hàn Quốc, Mỹ và Đài Loan) vẫn không thay đổi lập trường đối với Việt Nam.

Vấn đề lâu dài của Việt Nam là tổ chức chuỗi cung ứng. Hiện nay nhiều ngành xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài như dệt may, da giày, và điện tử. Việt Nam vẫn đang trong quá trình thảo luận Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu TPP khép lại thành công, Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất nhưng lại gặp phải Quy định về xuất xứ buộc phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước trong nhóm TPP.

HSBC nhận định, những vấn đề phải giải quyết để TPP được ký kết và những căng thẳng tạm thời với Trung Quốc có thể thúc đẩy tốc độ tái cấu trúc; kỳ vọng lạm phát sẽ ổn định với vài đợt tăng tạm thời vào đầu quý 3 và Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lãi suất ở mức 5,0%. Các nhà quan sát sẽ tiếp tục dõi theo kết quả của Hiệp định thương mại tự do với châu Âu (EUFTA) và TPP, bên cạnh đó là việc tái cấu trúc các công ty nhà nước và khối ngân hàng.

Theo Báo Hải Quan.

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com