Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nội lực yếu, hội nhập khó “lợi nhiều"

1/24/2015 9:42:07 AM

Việc tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với các nước tạo cơ hội cho Việt Nam mở cửa nền kinh tế sâu rộng hơn. Song giới nghiên cứu về kinh tế vẫn còn quan ngại về khả năng nền kinh tế bị các đối tác nước ngoài “thôn tính” khi nội lực của khu vực trong nước còn yếu ớt.

Sức ép từ hội nhập

Trong Báo cáo đánh giá về việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế trong các FTA của Việt Nam giai đoạn 2015-2018 gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết: Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều không gian phát triển kinh tế mới cho Việt Nam. Theo đó, GDP của Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, thời kỳ 1992-1997 bình quân là 8,75%; thời kỳ 2002-2007 bình quân 7,55%; thời kỳ 2008-2013 mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam vẫn đạt 5,85%.

Theo Bộ Tài chính, việc mở rộng FTA với nhiều đối tác không những giúp thị trường tránh phụ thuộc vào các thị trường truyền thống về nguyên liệu mà còn đa dạng thị trường XK, đặc biệt là các lợi thế thương mại từ các thị trường mới. Năm 2011 Việt Nam XK nông sản sang gần 160 nước nhưng đến năm 2013 tăng lên 240 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các FTA Việt Nam đã tham gia:

- Hiệp ước tối huệ quốc (MFN)

- Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc (ACFTA)

- Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA)

- Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)

- Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)

- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)

Các FTA Việt Nam đang đàm phán:

- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan (VCUFTA)

- Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

- Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)

- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)

- Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và khối EFTA (VEFTA)

- Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

Tuy nhiên, đằng sau những mặt lợi đó, hội nhập quốc tế cũng đang dấy lên nhiều vấn đề đáng lưu ý.

“Việt Nam hiện nay được xem như là quốc gia tham gia nhiều FTA thuộc hàng nhất thế giới” - TS Võ Đại Lược, Giám đốc Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương nói như vậy khi điểm lại các FTA mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. Chuyên gia này lo lắng: Có một điểm rất đáng e ngại là khả năng cạnh tranh của chúng ta vào loại rất yếu. Nếu không cải thiện năng lực cạnh tranh, chúng ta càng ký nhiều Hiệp định thương mại thì càng thua thiệt. Chẳng hạn lãi suất ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới, DN Việt phải chịu mức lãi suất lên đến 10% trong khi các nước lãi suất chỉ 1-2%... Do vậy tôi cho rằng sức ép hội nhập quốc tế đối với Việt Nam hiện nay là hết sức mạnh.

Cùng quan điểm với TS Võ Đại Lược, GS.TS Đỗ Đức Bình, Đại học Kinh tế quốc dân đánh giá: Một điểm nổi bật trong quá trình hội nhập là Việt Nam đang là nước ký nhiều FTA nhất thế giới và khu vực. Đó là điều phải suy nghĩ. Mặc dù từ năm 2012-2014 chúng ta đều xuất siêu nhưng Việt Nam được gì trong số xuất siêu ấy? Xuất siêu chủ yếu là nhờ DN FDI, với tỷ lệ giá trị gia tăng rất thấp, chủ yếu là gia công lắp ráp cho nước ngoài. DN nói muốn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng thực tế, các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) đã nắm hết mạng sản xuất toàn cầu, do đó chúng ta chỉ có thể cộng tác với TNC để họ "nhường" cho mình phần nào đó, khâu nào đó trong chuỗi sản xuất để có giá trị gia tăng. Nhiều khi chúng ta mơ ước quá lớn, rất nguy hiểm.

Ví von hội nhập với chơi golf, ông Sanjay Kalra, đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho rằng: Chúng ta có thể chơi một mình, chơi theo nhóm, hay thi thố với các đối thủ. Nếu chơi một mình thì chúng ta có thể thoải mái đánh, nhưng đánh cùng đối thủ thì ta rất cẩn thận, tập trung. Tất nhiên những đối thủ ấy lại cho chúng ta một số ý tưởng, sửa lỗi đánh cho đúng hơn. Khi Việt Nam gia nhập WTO hay các Hiệp định thương mại khác như TPP thì Việt Nam phải chuẩn bị để làm tốt "cú đánh" của mình.

Bài toán cải cách lực cạnh tranh

TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại cho rằng: Sau khi gia nhập WTO, ngay lập tức NK tăng vọt, còn XK không tăng tương xứng. Nếu không chuẩn bị cho hội nhập, tất yếu lợi thu được ít mà thiệt nhiều. Điều cuối cùng cần làm là tập trung xây dựng và nuôi dưỡng hệ thống DN Việt Nam, đặc biệt là DN tư nhân.

Bộ Tài chính cũng đã thẳng thắn nhìn nhận thực tế năng lực cạnh tranh của DN vẫn ở mức thấp khi hội nhập. Theo Bộ Tài chính, cạnh tranh ngày càng gia tăng đến từ các DN nước ngoài với lợi thế cạnh tranh tăng thêm từ việc giảm thuế NK, tăng quy mô sản xuất, gây bất lợi đối với các DN trong nước còn yếu kém. Trong khi đó, thị trường trong nước thực sự phát triển chưa lành mạnh, cùng với sức ép về môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Ngoài ra, còn những thách thức nội tại khác như thị trường đất đai, lao động, vốn, công nghệ chưa phát triển đồng bộ.

Phân tích cụ thể những thách thức liên quan đến TPP, TS Đào Ngọc Tiến, Đại học Ngoại thương cho rằng: Hiệp định TPP là một thách thức đối với quá trình đổi mới, cải cách thể chế và luật pháp. Cũng giống như việc gia nhập ASEAN, WTO…, hội nhập quốc tế luôn đi kèm với cải cách thể chế trong nước. Hội nhập quốc tế sẽ tạo ra sức ép cho đổi mới, nhưng nếu hội nhập quá nhanh thì sẽ là thách thức đối với cải cách thể chế trong nước. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng điều kiện đủ cho việc thu được các lợi ích từ các bước hội nhập quốc tế chính là cải cách trong nước. Gia nhập WTO, chúng ta mất 11 năm đàm phán và đã ban hành, sửa đổi gần 20 bộ luật trong giai đoạn 2005-2006. Khi gia nhập WTO, chúng ta không cam kết thực thi ngay lập tức các cam kết tự do hóa thương mại mà phần lớn đều có lộ trình. Trong khi đó, TPP chúng ta chỉ có 5 năm đàm phán và chuẩn bị. Phần lớn các cam kết trong TPP rộng và sâu rộng hơn các cam kết hiện tại, sẽ có hiệu lực ngay. Do đó nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, thì việc tham gia TPP với tiến độ nhanh và có thể là quá sức chịu đựng của nền kinh tế sẽ không đem lại thành công như mong muốn.

TS Đàm Quang Vinh, Đại học Kinh tế quốc dân phân tích: Khi các FTA chuẩn bị được thông qua, câu hỏi thường trực sẽ là những thách thức và cơ hội mà các FTA mang lại cho các bên là gì. Trên thực tế, cả hai luôn trong trạng thái chuyển hóa cho nhau. FTA nói chung, FTA thế hệ mới nói riêng ví như đang đẩy các quốc gia thành viên vào “trận đấu bóng đá tốc độ cao mang tính tấn công. Nếu không ghi được bàn nhiều, anh sẽ bị ghi bàn nhiều”. Trong một cuộc chơi như vậy, cá nhân và cả đội phải luôn chứng tỏ sức mạnh vượt trội. Đây là thách thức lớn đối với các DN Việt Nam hiện đang bị đánh giá yếu kém trên các mặt quản trị kém, tầm nhìn hạn chế. Ngoài ra, uy tín thương hiệu thấp, ngay cả trên sân nhà, người tiêu dùng Việt Nam bị đánh giá là “sính ngoại”. Điều này thiết nghĩ các DN và cơ quan quản lý Việt Nam phải tự trách mình trước. Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh quốc tế của các DN mờ nhạt, khá thụ động trong cuộc chơi toàn cầu hóa. Điều này sẽ đẩy các DN Việt Nam vào nguy cơ làm thuê cả đời, nhận cấu phần ô nhiễm, có giá trị gia tăng thấp, dẫn đến nguy cơ bị thôn tính…

Theo TS Đàm Quang Vinh, DN Việt và cơ quan quản lý cần suy nghĩ về hiện trạng nuôi dưỡng DN nước nhà, cách thức ứng phó với tiến trình tham gia FTA mới của Việt Nam. Muốn hội nhập, không hòa tan, thương hiệu phải tốt. Muốn tận dụng được cơ hội từ các FTA thế hệ mới, phải tăng năng lực cạnh tranh, chủ động chiến lược ứng phó và thâm nhập thị trường toàn cầu.

Theo báo Hải Quan

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Nhà đầu tư Oman nhắm cảng lớn nhất miền Bắc (1/24/2015 9:36:11 AM)
Tái cấu trúc Dự án Cảng Container Trung tâm Sài Gòn (1/23/2015 9:58:12 AM)
Kinh tế Việt Nam 2015 bước vào giai đoạn phục hồi (1/23/2015 9:47:26 AM)
Giá xăng giảm gần 1.900 đồng từ 16h (1/22/2015 1:26:31 PM)
Anh: Lĩnh vực tài chính tăng trưởng mạnh nhất trong gần 20 năm (1/22/2015 1:22:11 PM)
DN dệt may Ấn Độ tìm cơ hội tại Việt Nam (1/22/2015 1:20:01 PM)
Các nhà khai thác than đá Indonesia tìm cách cắt giảm sản lượng (1/22/2015 1:13:51 PM)
Thương mại Việt nam - Chile tăng trưởng ấn tượng (1/21/2015 9:39:49 AM)
Thương mại Việt-Ấn hướng đến mục tiêu 15 tỷ USD vào năm 2020 (1/21/2015 9:38:24 AM)
Thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ kịch trần? (1/21/2015 9:35:32 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com