Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Thị trường đường thế giới đang chuyển từ thừa sang thiếu

2/5/2015 10:34:42 AM

Sau 4 năm dư thừa liên tục, thị trường đường đang dần ấm lên khi nguồn cung chuyển từ thừa sang thiếu.

Tại Hội thảo ngành Mía Đường của Kingsman lần thứ 11 diễn ra tại Dubai trong những ngày 1-3/2 vừa qua, các chuyên gia nhận định tồn trữ đường toàn cầu – tăng cao kỷ lục sau mấy năm liên tiếp dư cung – bắt đầu chuyển hướng giảm dần bởi giá đường thấp làm nản lòng các nhà sản xuất và đẩy tăng tiêu thụ, song triển vọng ngành đường vẫn còn nhiều gian nan.

Platts Kingsman nhận định thị trường thế giới đang trong giai đoạn chuyển từ thừa sang thiếu, với mức thiếu hụt năm 2014/15 vào khoảng 122.000 tấn, tăng lên 5,2 triệu tấn đường trong năm 2015/16 (tháng 10/tháng 9), là mức thiếu hụt nhiều nhất kể từ năm 2009/10.

“Sau 4 năm liên tiếp dư thừa, thị trường đường bắt đầu ấm lên”, Platts Kingsman cho biết.

Tuy nhiên, tương lai các nhà máy tinh luyện đường vẫn còn nhiêu khó khăn, bởi mức cộng đường trắng so với đường thô – thước đo lợi nhuận của ngành sản xuất đường – vẫn chỉ quanh 50 USD – 60 USD/tấn từ nay tới cuối năm 2015.

“Khoảng 70% ngành đường Brazil đang hoặc sắp phá sản, và Chính phủ phải giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn nay”, Giám đốc quản lý nhà máy luyện đường Al Khaleej Refinery ở Dubai cho biết, và thêm rằng: “Tôi nghĩ sẽ còn nhiều nhà máy đường trên thế giới gặp khó khăn. Nhiều quốc gia đang gặp vấn đề tương tự như Brazil. Các nhà máy đường cần mức cộng 60 USD/tấn trở lên để tồn tại”.

Các nhà máy đường ở Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc đều lâm vào khó khăn từ mấy năm nay khi lợi nhuận từ sản xuất đường giảm sút. Nhiều nhà máy đã phải đóng cửa bởi nhu cầu tiêu thụ rất chậm.

Giá tham chiếu đường thô trên thị trường thế giới tuần qua ở mức 14,79 US cent/lb, tăng khoảng 1,9% trong tháng 1/2015, là lần tăng đầu tiên kể từ tháng 9 năm ngoái, nhưng vẫn thấp hơn một nửa so với mức cao nhất 30 năm là 36,08 US cent/lb tháng 2/2011. Kingsman dự báo giá đường sẽ quanh mức 14,5 US cent đến 16,5 US cent/lb trong 6 tháng tới.

Dư cung quá nhiều mấy năm qua là do giá đường tăng mạnh những năm đầu thế kỷ này đã thúc đẩy gia tăng mạnh sản xuất. Nông dân từ Brazil tới Australia đều hối hả trồng mía, và hậu quả là đường tồn ứ trong các kho chứa. Giá đường đảo chiều giảm 59% từ đó tới nay.

Sản lượng đã bắt đầu giảm nhưng rất chậm.

Các nhà máy tinh luyện đường ở miền trung nam Brazil – khu vực sản xuất chính của nước này, sẽ cần ít nhất 1 năm trước khi giảm sản lượng. Lượng mía ép năm 2015/16 sẽ tăng lên 575 triệu tấn, từ mức 579 triệu tấn năm trước, cho 32,1 triệu tấn đường, so với 32 triệu tấn năm trước đó. Và phải đến niên vụ 2016/17 sản lượng mía ép mới có thể giảm xuống 535 triệu và sẽ cho ra gần 30 triệu tấn đường.

Claudiu Covrig, nhà phân tích thuộc Platts Kingsman dự báo sản lượng đường toàn cầu sẽ giảm xuống 177,1 triệu tấn trong năm 2015-16, từ mức 179,1 triệu tấn năm trước đó. Tiêu thụ sẽ tăng 1,7% lên 182,3 triệu tấn, vẫn dưới 2% so với mức trung bình của 10 năm do giá dầu thô thấp làm hạn chế nhu cầu nhập khẩu đường của một số nước sản xuất dầu.

Những nước xuất khẩu dầu lớn như Nigeria hay Nga là những khách hàng quan trọng trên thị trường đường thế giới. Khó khăn về kinh tế khiến họ phải thắt chặt chi tiêu, kể cả trong việc nhập khẩu đường.

Hoạt động ép mía ở Trung Quốc và Ấn Độ đều đang chậm lại bởi giá thu mua mía tăng theo chi phí lao động và các chi phí khác, trong khi giá đường thế giới giảm. Sản lượng của Ấn Độ dự báo sẽ giảm xuống 24 triệu tấn năm 2015/16 từ mức 25,5 triệu tấn năm trước, của Liên minh châu Âu sẽ giảm xuống 15,6 triệu tấn từ mức 17,4 triệu tấn năm trước.

Abinash Verma, Tổng giám đốc Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ bày tỏ hy vọng rằng chính phủ Ấn Độ tuần này có thể đưa ra các sáng kiến giúp quốc gia sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới này xuất khẩu được lượng cung dư thừa.

Theo CafeF

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Đổi cách ghi khối lượng tịnh trên thủy sản xuất khẩu (2/4/2015 9:50:15 AM)
Sản xuất và nhập khẩu muối đều giảm mạnh trong tháng 1 (2/4/2015 9:49:17 AM)
Sản lượng thủy sản cả nước tăng dù thời tiết nhiều bất lợi (2/4/2015 9:48:34 AM)
Tình hình nhập khẩu surimi của các nước trên thế giới trong năm 2014 (2/4/2015 9:46:36 AM)
Nhập siêu tháng 1 cả nước ước đạt 0,5 tỷ USD (2/3/2015 10:35:33 AM)
VASEP: Xuất khẩu thủy sản sẽ vượt mốc 8 tỷ USD (2/3/2015 10:32:57 AM)
Sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của OPEC tăng trong tháng 1/2015 (2/2/2015 9:48:37 AM)
Xuất khẩu dầu thô: Tăng sản lượng, giảm kim ngạch (2/2/2015 9:41:52 AM)
Xuất khẩu thủy sản sẽ đạt trên 8 tỷ USD trong 2015 (2/2/2015 9:35:43 AM)
Xuất khẩu tháng đầu năm đạt gần 13 tỷ USD (2/2/2015 9:32:40 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com