|
Tháng đầu năm 2015, hàng hóa từ thị trường Australia nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh 38,5% về kim ngạch so với tháng đầu năm 2014, trị giá 182,87 triệu USD.
Có 4 nhóm hàng đạt kim ngạch cao trên 10 triệu USD đó là kim loại thường, lúa mì, than đá và máy móc thiết bị; trong đó kim loại thường nhập khẩu 30,36 triệu USD, chiếm 16,6% trong tổng kim ngạch, tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái; lúa mì đạt 29,96 triệu USD, chiếm 16,38%, sụt giảm 37,8%; than đá đạt 13,77 triệu USD, chiếm 7,53%, đây là nhóm hàng mới tham gia vào nhóm hàng nhập khẩu từ Australia từ tháng 4/2014 nhưng kim ngạch liên tục tăng nhanh; tiếp theo là nhóm máy móc thiết bị đạt 10,87 triệu USD, tăng mạnh 341% so với cùng kỳ.
Góp phần vào việc tăng nhanh kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Australia là các nhóm hàng như sắt thép, dược phẩm, máy móc, nguyên liệu dệt may; trong đó đáng chú ý nhất là nhóm sắt thép nhập khẩu tăng rất mạnh tới 1.221% so với cùng kỳ, đạt 4,47 triệu USD. Bên cạnh đó là các nhóm hàng cũng tăng cao như: máy móc thiết bị tăng 341%, dược phẩm tăng 117%, , nguyên phụ liệu dệt may tăng 89,9%.
Trái ngược với những nhóm hàng trên thì có một số nhóm hàng lại sụt giảm mạnh về kim ngạch so với cùng kỳ như: rau quả (-90%), sản phẩm từ sắt thép (-80%), bông (-56%), gỗ (-33,9%).
Kim ngạch nhập khẩu rau quả từ thị trường Australia sụt giảm mạnh trong tháng đầu năm nay là do từ ngày 1/1/2015 Việt Nam có quyết định tạm dừng nhập khẩu toàn bộ 38 loại hoa quả Australia nằm trong danh mục nhập khẩu vào Việt Nam, do lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến vi trùng từ ruồi giấm có trong hoa quả tươi nhập khẩu từ Australia. Nhiều nước trong đó có Việt Nam đã ngừng cấp phép nhập khẩu hoa quả từ nước này nhằm phòng chống dịch bệnh lây lan.
Đối với những lô hàng đã và đang được nhập khẩu từ Australia sang Việt Nam, Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT đã yêu cầu các cơ quan kiểm dịch ở các cửa khẩu tăng cường kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng an toàn.
Năm 2014 Việt Nam đã nhập khẩu 1,44 triệu tấn rau quả từ Australia. Trái cây nhập từ Australia chủ yếu là táo, lê, nho và cherry.
Việt Nam sẽ nhập khẩu hoa quả bình thường trở lại khi Australia thông báo không còn dịch bệnh và đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật.
Số liệu của TCHQ nhập khẩu hàng hóa từ Australia tháng 1/2015. ĐVT: USD
Mặt hàng |
T1/2015 |
T1/2014 |
T1/2015 so với T1/2014 (%) |
Tổng kim ngạch |
182.868.181 |
132.076.211 |
+38,5 |
Kim loại thường khác |
30.358.518 |
18.855.919 |
+61,0 |
Lúa mì |
29.957.951 |
48.138.558 |
-37,8 |
Than đá |
13.772.858 |
- |
- |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
10.868.437 |
2.463.880 |
+341,1 |
Phế liệu sắt thép |
8.072.217 |
14.404.589 |
-44,0 |
Dược phẩm |
7.132.632 |
3.283.161 |
+117,2 |
Sữa và sản phẩm sữa |
4.791.911 |
3.429.952 |
+39,7 |
Sắt thép các loại |
4.465.174 |
337.838 |
+1,221,7 |
Sản phẩm hóa chất |
2.850.326 |
2.448.513 |
+16,4 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
2.474.010 |
1.302.643 |
+89,9 |
Bông các loại |
1.686.119 |
3.840.616 |
-56,1 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ |
1.549.243 |
1.086.421 |
+42,6 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
1.391.402 |
1.514.982 |
-8,2 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm |
1.143.920 |
580.103 |
+97,2 |
Quặng và khoáng sản khác |
717.917 |
812.622 |
-11,7 |
Chất dẻo nguyên liệu |
709.852 |
503.415 |
+41,0 |
Chế phẩm thực phẩm khác |
380.100 |
0 |
* |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
368.640 |
557.641 |
-33,9 |
Hàng rau quả |
287.604 |
2.885.900 |
-90,0 |
Dầu mỡ động thực vật |
218.822 |
364.806 |
-40,0 |
Sản phẩm từ sắt thép |
218.474 |
1.095.578 |
-80,1 |
Hóa chất |
183.363 |
249.698 |
-26,6 |
Khí đốt hóa lỏng |
0 |
0 |
* |
Theo Bộ Công Thương
|