Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Hãy chung tay bảo vệ quyền của người tiêu dùng

3/16/2015 10:32:02 AM

Hôm nay (15/3) là ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới trên thế giới. Với thông điệp “Người tiêu dùng hãy lên tiếng”, chương trình “Hành động vì quyền người tiêu dùng” năm 2015 được triển khai dưới nhiều hình thức nhằm khuyến khích, kêu gọi người tiêu dùng hiểu rõ về 8 quyền của mình và tích cực lên tiếng, khiếu nại khi các quyền lợi bị xâm hại. Để thực hiện tốt quyền này, người tiêu dùng cần liên kết để có giải pháp hiệu quả bảo vệ quyền của mình, đồng thời luật pháp cần tạo điều kiện thực tế cho các tổ chức đại diện người tiêu dùng hoạt động.

Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng còn gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn nhiều cá nhân và doanh nghiệp làm ăn chụp giật, không cótrách nhiệm với người tiêu dùng, thông tin hàng hóa cung cấp chất lượng khác xa với quảng cáo.

Về phía người tiêu dùng, nhiều người chưa biết và chưa nắm được các quyền của mình, thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về Luật. Thậm chí, nhiều trường hợp tham rẻ dẫn đến quyền lợi bị xâm hại.

Tại Hội thảo “Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, các vấn đề và giải pháp” được tổ chức tại Hà Nội hôm 12/3, báo cáo kết quả khảo sát trực tuyến với trên 1.200 người do Viện nghiên cứu Xã hội kinh tế và môi trường thực hiện tho thấy có một tỉ lệ nhỏ người tiêu dùng thực hiện việc khiếu nại, với những nguyên nhân quan trọng nhất là sợ mất thời gian, do không tin vào những cơ chế khiếu nại. Đáng chú ý, có tới 90% những người tham gia khảo sát không biết đến bất kỳ cơ quan, hiệp hội, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng nào.

Những tham luận trình bày tại hội thảo cho thấy, đa số người tiêu dùng Việt Nam chỉ quan tâm tới thông tin cơ bản như ngày sản xuất, giá cả, thương hiệu, nguồn gốc và chủ yếu dựa vào thông tin có sẵn trên mạng xã hội hoặc tham khảo kinh nghiệm từ người quen khi mua sản phẩm mà không quan tâm tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi mua sản phẩm.
Các tham luận còn cho biết,
hiện có một tỷ lệ rất lớn người dân đã có những trải nghiệm tiêu dùng không tốt trong thời gian qua, khi có tới gần một nửa ý kiến khảo sát cho biết, họ đã mua phải hàng hóa kém chất lượng, số lượng so với quảng cáo; 40% mua phải hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng; trên 30% mua phải hàng hết hạn, ôi thiu... Tuy nhiên, hầu như không mấy người tiêu dùng đã khiếu nại do sợ mất thời gian, không tin vào những cơ chế khiếu kiện hiện hành và do cảm thấy mình đơn độc…

Ngay cả các hiệp hội đại diện cho người tiêu dùng cũng gặp nhiều khó khăn, bởikhác với những hiệp hội khác, các hiệp hội đại diện cho người tiêu dùng rất khó khăn trong việc tìm nguồn kinh phí để hoạt động, hỗ trợ người tiêu dùng….

Nỗ lực của Bộ Công Thương

Mới đây, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đã tổ đưa vào hoạt động tổng đài miễn phí tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800-6838. Người tiêu dùng sẽ có cơ hội tiếp cận gần hơn với các tổ chức, cơ quan có thể đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ, bởi trong các phương thức gửi phản ánh và khiếu nại của người tiêu dùng, điện thoại luôn là phương thức tiếp nhận nhiều phản ánh nhất với tỷ lệ gần 90%.

Tổng kết trong tuần đầu đi vào hoạt động, đường dây nóng đã có hơn 1.800 cuộc gọi về, qua đó đã phân loại xử lý hơn 600 cuộc liên quan trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, chủ yếu tới chất lượng sản phẩm, bảo hành sản phẩm và sử dụng sản phẩm, qua đó nhiều vụ việc đã được xử lý ngay.

Tuy nhiên, không phải mọi vụ việc đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công Thương, và để những yêu cầu của người tiêu dùng được giải quyết đầy đủ, cần có sự phối hợp hiệu quả với nhiều cơ quan đơn vị hữu quan có thẩm quyền trực tiếp ở cơ sở, như người sản xuất, các hiệp hội người tiêu dùng…

Làm gì để tăng cường bảo vệ quyền của người tiêu dùng

Tại Hội thảo “Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, các vấn đề và giải pháp”, các đại biểu đã kiến nghị một số giải pháp như sau:

* Nhà nước cần truyền thông rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng, cần đi sâu vào việc giải thích các quyền, các vấn đề mở rộng của quyền lợi để người dân nhận thức được rõ hơn những công cụ bảo vệ mình.

* Bộ Công thương cần hỗ trợ cho các câu lạc bộ người tiêu dùng những khóa tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.
* Người tiêu dùng cần phải tăng tính chủ động hơn nữa trong cách tiếp cận với những thông tin quy định, luật bảo vệ tiêu dùng nhằm có thêm thông tin để tự bảo vệ mình. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Khi mua một sản phẩm hàng hóa bị hỏng, người tiêu dùng thường có tâm lý buông xuôi, dễ bỏ qua, cùng lắm là lên mạng chia sẻ thông tin hoặc tẩy chay. Điều đó chính là sự thiếu chủ động. Không phải ai cũng có tinh thần xã hội đó, Chính vì vậy, người tiêu dùng nên tìm đến những tổ chức đại diện cho quyền lợi của họ”.

* Người tiêu dùng cần liên kết để có hiệu quả bảo vệ quyền của chính mình, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, người tiêu dùng cần ý thức rõ hơn về việc liên kết để tự bảo vệ quyền cho mình: "Người tiêu dùng ở thế yếu khi đơn độc, nhưng ở thế mạnh khi là số đông. Thực tế cho thấy, phong trào tẩy chay của người tiêu dùng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hay sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng còn tác động mạnh hơn cả chế tài xử phạt. Bởi hậu quả của nó đối với cá nhân hay doanh nghiệp kinh doanh có hành vi vi phạm sẽ lớn hơn rất nhiều”. Ông Hùng đưa ra ví dụ về sự việc của Vedan. Đây là một DN lớn, nhưng khi hoạt động đã gây ra tác động không nhỏ đến môi trường sống của người dân (xả thải ra sông Thị Vải (Đồng Nai) gây ô nhiễm môi trường), khi bị người dân lên án, tẩy chay, cuối cùng lẽ phải đã chiến thắng. "Đừng nghĩ mình đơn độc, hãy liên kết - đó chính là sức mạnh của tập thể”, ông Hùng nhấn mạnh.

* Các khoản đền bù thiệt hại cho số đông người tiêu dùng trong thời gian qua như trong lĩnh vực xăng dầu, viễn thông... không nên nộp vào ngân sách nhà nước một cách chung chung, mà phải được trả lại cho người tiêu dùng một cách thiết thực thông qua các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng do các tổ chức đại diện cho họ thực hiện.

* Nhà nước không nên chỉ cho phép các cá nhân khởi kiện như quy định trong Luật bảo vệ người tiêu dùng mà cần trao quyền cho các Hiệp hội được đại diện cho tập thể người tiêu dùng khởi kiện vì lợi ích công cộng. Đồng thời các khoản đền bù nên được trả lại cho người tiêu dùng.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có 8 quyền như sau:

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Theo Vinanet
TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Tôn vinh 100 doanh nghiệp đạt giải thưởng thương hiệu Việt (3/16/2015 10:30:56 AM)
Việt Nam sắp đón thêm dòng vốn từ Hungary (3/16/2015 10:29:06 AM)
Việt Nam - Ai Cập hướng đến kim ngạch xuất khẩu 500 triệu USD (3/14/2015 9:46:52 AM)
Giá thanh long tăng chóng mặt (3/14/2015 9:43:40 AM)
Bài học cho dự trữ gạo của ASEAN (3/13/2015 10:32:10 AM)
Bán hạ tầng - nên hay không? (3/13/2015 10:27:41 AM)
Việt Nam chào đón Hungary đầu tư vào công nghiệp và logistic (3/13/2015 10:23:16 AM)
Giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc sẽ diễn ra ngày 18/3/2015 (3/12/2015 10:22:58 AM)
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại Việt Nam- Hy Lạp (3/12/2015 10:19:23 AM)
Pakistan- Thị trường tiềm năng cho hàng xuất của Việt Nam (3/11/2015 9:42:37 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com