Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Vải đạt chuẩn phải bán vội cho Trung Quốc

6/19/2015 10:36:55 AM

Nhiều vườn vải trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu chất lượng cao nhưng chưa được doanh nghiệp thu mua, khiến người dân sốt ruột, bán vội cho thương lái với giá rẻ.

So với vải canh tác thông thường, diện tích 60 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) chín muộn hơn 1-2 tuần. Lúc này, không ít hộ trong danh sách 6 mã vùng được quy hoạch đã bắt đầu thu hoạch với số lượng lớn, song số lượng bán cho doanh nghiệp để xuất đi Mỹ, Australia chưa đáng kể.

Anh Đặng Văn Thắng (xóm Ngọt, xã Hồng Giang), một trong 17 hộ trồng thuộc mã vạch số 6 cho biết, đúng theo cam kết thu mua, trong ngày 17/6, doanh nghiệp tại TP HCM đã về lấy 12 tấn, giá 21.000 đồng mỗi kg. "Mức giá này cao so với năm ngoái cũng như tại các điểm cân lúc này. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ do thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật chưa hết, nên vừa thu hoạch vừa đợi vải chín đủ tiêu chuẩn", ông nói.

Không may mắn như anh Thắng, dù cũng là hộ trong 5 nhóm mã vạch được lựa chọn để trồng theo quy trình vải xuất khẩu, nhưng ông Lê Đăng Tuất (Thôn Kép, Hồng Giang) đang như ngồi trên lửa vì mới bán vỏn vẹn một tạ vải cho doanh nghiệp. Trước đó, ông đăng ký bao tiêu với số lượng lên đến 5 tấn.

"Tuy giá thu mua vải đẹp có khi lên đến 26.000 đồng mỗi kg, song số lượng thu hoạch phải chia đều cho các hộ trong nhóm, nên tính ra doanh nghiệp thu mua cho mỗi hộ rất ít", ông cho hay.

Sốt ruột, ông Tuất đành thu hoạch và đem bán tại các điểm cân của thương lái Trung Quốc, kể cả bán cho điểm thu mua hàng sấy khô (thường quả rụng) và chấm nhận thấp hơn 3-4 giá của doanh nghiệp. "Hàng đẹp nhất của vải tiêu chuẩn, Trung Quốc đang mua giá 20.000 đồng. Tôi chỉ bán được 18.000 đồng. Tổng cộng cả vườn đã thu hoạch được một tấn", ông phàn nàn.

Cách đó không xa, gia đình chị Lê Thị Mai có khoảng 1,5 ha. Một nửa vườn trồng theo tiêu chuẩn sạch. Riêng diện tích còn lại canh tác truyền thống, phần lớn đã được bán cho Trung Quốc. Chị cho biết, vải VietGap đã chín, song gia đình vẫn thu hoạch cầm chừng để chờ động thái từ địa phương và doanh nghiệp.

"Một phần tiếc công chăm sóc. Phần khác, vải sạch bán ra ngoài cũng không được giá do mã hàng không phải tiêu chuẩn thu mua của thương lái Trung Quốc. Trong khi vải VietGap chỉ tiêu thụ trong 10 ngày, nếu không có ai thu mua vài ngày tới tôi chắc chắn phải bán ra ngoài với giá vải xô khoảng 15.000-16.000 đồng mỗi kg", chị lo lắng.

Đại diện Công ty Rồng Đỏ (TP HCM) cho biết, kế hoạch thu mua 100 tấn vải của 17 hộ trồng tại Lục Ngạn vẫn đang được doanh nghiệp tiến hành. Song, hợp đồng chỉ bao tiêu cho các hộ trồng tại Xóm Ngọt, còn các khu vực trồng khác đơn vị không nắm rõ.

"Chúng tôi đã tiêu thụ khoảng 10 tấn cho mã hàng số 5 vào ngày hôm qua, cao hơn giá thị trường bên ngoài một giá. Mới là năm đầu tiên bao tiêu nên số lượng hàng vẫn chỉ mang tính thử nghiệm. Sau vụ thu hoạch, công ty mới đánh giá nhu cầu, thị trường và kỳ vọng sang năm sẽ tăng được số lượng thu mua cho bà con", vị đại diện công ty cho hay.

Qua khảo sát của VnExpress, trong ngày 18/6, việc thu mua của các điểm cân tại Lục Ngạn bắt đầu chững lại do các thương lái Trung Quốc về nước ăn Tết Đoan Ngọ. Dù vậy, giá vải vẫn ở mức cao, dao động 15.000-25.000 đồng một kg. Vải lai Thanh Hà có mẫu mã đẹp được các thương lái trả giá cao nhất.

Chị Nguyễn Thị Lý - đại diện thu mua cho một doanh nghiệp Hà Nội cho biết, hiện các điểm cân của thương lái trong nước vẫn hoạt động, nên vải vẫn được giá, cao nhất 24.000 đồng. Riêng hàng đi các tỉnh phía Nam giá giảm đáng kể còn 13.000-14.000 đồng, bởi dân để dành hàng đẹp đợi thương lái Trung Quốc sang thu mua mới thu hoạch. 

Trao đổi với VnExpress, lãnh đạo huyện Lục Ngạn cho biết công tác tiêu thụ vải của địa phương vẫn được sát sao. Ngoài một đơn vị tại TP HCM, các doanh nghiệp nông sản tại Hà Nội và một số địa phương lân cận cũng đang thu mua. Vừa qua, địa phương đã làm việc với một đơn vị tiêu thụ khác, họ cam kết sẽ tiêu thụ 1.000 tấn vải sang một số thị trường ASEAN, trong đó có Malaysia.

"Biên bản ghi nhớ với đại diện doanh nghiệp đã được ký. Đồng thời, địa phương cũng đang nỗ lực để tổ chức tiêu thụ cho cả vùng trồng trong đó có cả diện tích vải tiêu chuẩn VietGap", vị này khẳng định.

Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Một số chính sách kinh tế của Australia trong năm 2015 (6/19/2015 10:35:02 AM)
Quan hệ thương mại song phương Việt Nam- Tanzania (6/19/2015 10:34:21 AM)
Trung Quốc và Nhật Bản thúc đẩy hợp tác kinh tế và tài chính (6/19/2015 10:32:25 AM)
Xuất khẩu chậm đè nặng triển vọng tăng trưởng kinh tế Nhật (6/19/2015 10:31:00 AM)
Giá chè Bangladesh giảm tuần thứ ba liên tiếp (6/19/2015 10:28:07 AM)
Mỹ thay công nghệ chip điện tử cho thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ (6/15/2015 10:09:27 AM)
Được mùa ngũ cốc, Brazil tiếp tục phá kỷ lục về sản lượng (6/15/2015 10:08:12 AM)
Ngành thép lo ứng phó với sức ép từ FTA (6/15/2015 10:06:44 AM)
Giá gạo vẫn giảm sau tin trúng thầu (6/15/2015 10:05:12 AM)
Chi phí nợ vay “nhấn chìm” tàu (6/13/2015 10:46:35 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com