Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Tìm lời giải cho xuất khẩu nông sản

9/30/2015 10:50:27 AM

Từ tháng 10 năm 2014 trở về trước, ngành nông nghiệp có thặng dư thương mại trong xuất, nhập khẩu nông, lâm, thủy sản khá cao, nhưng gần một năm nay, sản lượng và giá trị xuất khẩu những mặt hàng này sụt giảm đáng kể nhất là các tháng 7, 8 và 9 vừa qua có dấu hiệu suy giảm mạnh. Giải pháp nào giúp xuất khẩu nông sản khôi phục trở lại?

Bài 1: Vì sao xuất khẩu nông sản giảm?

Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp ước đạt 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013 và thặng dư thương mại là 9,5 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm 2013. Nay, còn ba tháng nữa là bước sang năm 2016, thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản cả trong nước và xuất khẩu khá ảm đạm.

Tăng ít, giảm nhiều

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 9-2015 ước đạt 2,34 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành chín tháng năm 2015 lên 21,65 tỷ USD, giảm 5 % so với cùng kỳ năm trước.

Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, như hồ tiêu giá cao, cho nên dù xuất khẩu giảm 18% về lượng nhưng vẫn tăng 4% về giá trị; giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ chín tháng đạt 4,79 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2014; xuất khẩu điều chín tháng đạt 245 nghìn tấn trị giá 1,78 tỷ USD, tăng 7,8% về khối lượng và tăng 20,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014; rau quả tăng 11,2% sau những nỗ lực khơi thông thị trường; sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khối lượng xuất khẩu trong chín tháng là 3,27 triệu tấn với giá trị 1,03 tỷ USD, tăng 28,4% về khối lượng và tăng 24,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, những “cánh én” này đã “không làm nên mùa xuân”, bởi giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính trong chín tháng năm 2015 chỉ đạt 10,29 tỷ USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2014, giảm đáng kể ở các mặt hàng như cà-phê (32,2%), cao-su (13,7%) và gạo (15,7%). Đáng chú ý xuất khẩu thủy sản cả nước tám tháng đầu năm đạt 4,69 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, bốn sản phẩm chủ lực đều giảm từ 6,5 đến 28% đã tác động lớn đến kết quả xuất khẩu chung của toàn ngành, gồm tôm giảm mạnh nhất tới 29%; cá tra giảm 9% đạt hơn 1 tỷ USD; xuất khẩu cá ngừ đạt khoảng 306 triệu USD, giảm 7%; mực, bạch tuộc giảm 11%, xuống còn 273 triệu USD…

Nhìn một cách tổng thể, đà suy giảm trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là khá rõ rệt. Có thể thấy, những mặt hàng nông sản vẫn tăng trưởng và giữ được phong độ có kim ngạch không lớn, trong khi những mặt hàng có chiều đi xuống đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nằm trong tốp đầu của nước ta là thủy sản, gạo, cà-phê…

Thị trường hỗn loạn

Đi tìm nguyên nhân trực tiếp tác động tới nhiều mặt hàng nông sản trong thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng, nông sản Việt Nam (và nhiều quốc gia khác) đang phải đối mặt với tình trạng "hỗn loạn” trên thị trường quốc tế.

Trao đổi ý kiến với chúng tôi, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD) cho biết, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ tháng 8-2015 đã tác động trực tiếp và gián tiếp tới thương mại nông sản của nước ta. Giá hàng hóa nông sản sẽ chịu áp lực giảm vào thị trường này trong thời gian tới, vì Trung Quốc là thị trường chiếm đến 20% tổng giá trị xuất khẩu (XK) nông sản của nước ta. Theo ước tính, trong tám tháng năm 2015, Trung Quốc chiếm gần 37% tổng giá trị XK gạo, 47% tổng giá trị XK cao-su, 36% tổng giá trị XK rau quả, 13,5% tổng giá trị XK gỗ và sản phẩm gỗ, gần 13% với điều, 7% với thủy sản…

Trước đó, từ tháng 1-2013 đến tháng 8-2015, các đồng tiền chính đã giảm giá mạnh: đồng Euro giảm giá 20%, đồng Yên Nhật giảm 39%, đồng Won Hàn Quốc giảm 11% so với đồng USD. Tháng 8-2015, đồng Việt Nam giảm giá nhẹ so với USD và Nhân dân tệ khoảng 5% so với tháng 1-2013. Đáng chú ý, phá giá mạnh nhất là đồng tiền của các nước đang phát triển: đồng Real của Bra-xin giảm 72%, Peso Cô-lôm-bi-a giảm 52%, Rupiah In-đô-nê-xi-a giảm 42%, Ringgit Ma-lai-xi-a giảm 33%, Rupee Ấn Độ giảm 20%, Bath Thái-lan giảm 18% so với đồng USD. Đây là các thị trường cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường nông, lâm, thủy sản toàn cầu.

Cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng

Ngoài những lý do ngoại cảnh mang tính khách quan này, một loạt nguyên nhân nội tại khác từ đầu tư, sản xuất, chế biến và xây dựng thương hiệu... cũng được cho là căn nguyên cản trở dòng chảy của nông sản Việt Nam. Lấy thí dụ từ một ngành hàng xuất khẩu chủ lực là gạo. Theo GS, TS Võ Tòng Xuân, nông dân chúng ta trồng lúa theo kiểu truyền thống, mất 3.500 đến 4.000 đồng chi phí mới làm được một kg lúa, khi vào hợp tác xã trồng theo VietGap với sự chăm sóc của cán bộ, doanh nghiệp chỉ tốn 1.800 đến 2.000 đồng/kg mà chất lượng lúa rất cao. Hay như câu chuyện “làm thương hiệu” của ngành gạo: Hiện cả nước có tới hơn 200 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo có quy mô trung bình và lớn, nhưng việc sử dụng thương hiệu trên thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu, hầu như chưa được áp dụng, do vậy sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu đang khá yếu. Và sự hụt hơi, giảm sút kim ngạch xuất khẩu gạo gần đây là một minh chứng.

Nhiều ý kiến cho rằng, mấu chốt vấn đề là cần có vai trò của Nhà nước trong chỉ đạo, điều phối, tạo điều kiện cho nông dân tham gia các hợp tác xã, tổ chức nông nghiệp. Hiện Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ nông nghiệp như chính sách về tam nông, nông thôn mới nhưng lại giao cho các cơ quan hành chính thi hành cho nên chưa đạt hiệu quả, chưa đến đúng đối tượng cần hỗ trợ. Các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản không có thị trường, chưa được tổ chức để xúc tiến thương mại bài bản khi mà doanh nghiệp tự "bơi", nông dân cũng tự bơi thì làm sao nông nghiệp phát triển được!

Ngoài ra, nói như Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam Trần Duy Khanh, khi trao đổi với chúng tôi: Cơ chế chính sách cũng đang là rào cản lớn với doanh nghiệp. Chúng ta vẫn nói cần "cởi trói" , thật ra chẳng ai trói chúng ta mà chính chúng ta đang tự trói mình. Vừa rồi, 14 loại phí cho con gà được cởi bỏ nhưng thực tế con gà, con lợn vẫn phải chịu. Rõ ràng, những vấn đề này đã không được giải quyết thông suốt, rốt ráo ngay từ đầu và khi ngoại cảnh khó khăn ập đến, đương nhiên sẽ dẫn tới những hệ lụy xấu cho ngành xuất khẩu chủ lực này...

(Còn nữa)

Theo Báo Nhân Dân

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Trái cây Việt Nam vào các thị trường khó tính tăng gấp rưỡi (9/29/2015 3:02:37 PM)
Trung Quốc - thị trường nhập khẩu sữa bột công thức lớn thứ hai của Ireland (9/29/2015 2:59:58 PM)
Xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm 5% (9/28/2015 10:11:15 AM)
Xuất khẩu thủy sản 9 tháng giảm 17,8% (9/28/2015 10:10:07 AM)
Xuất khẩu đang có lợi (9/28/2015 10:05:59 AM)
Xuất khẩu sắn khả quan (9/28/2015 10:00:37 AM)
Xuất khẩu phân bón giảm tháng thứ hai liên tiếp (9/26/2015 12:03:26 PM)
27 thị trường xuất khẩu “tỷ đô” (9/26/2015 11:56:56 AM)
Quy định về phòng vệ thương mại trong dự luật Thuế xuất nhập khẩu còn bất cập (9/25/2015 11:26:03 AM)
Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự báo sẽ khả quan hơn (9/24/2015 10:41:58 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com