Ngày 13-11, tại Cần Thơ đã diễn ra hội thảo “Chiến lược phát triển hệ thống Logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2030”.
ĐBSCL là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của Việt Nam, nơi sản xuất lương thực trọng điểm của cả nước, có tính quyết định đối với việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, hàng năm…
Vì vậy, việc ĐBSCL phát triển hạ tầng và tăng cường chuỗi giá trị trong sản xuất, phát triển logistics thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh với hệ thống bến cảng đủ năng lực xếp dỡ chuyên nghiệp, hệ thống GTVT đường bộ, đường thủy, cảng biển hoàn chỉnh góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế cũng như phát huy được năng lực cạnh tranh của vùng ĐBSCL.
Theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ Đạo Tây Nam Bộ, việc thành lập trung tâm Logistics tại vùng ĐBSCL là cần thiết, sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững và ổn định của vùng. Đây sẽ là trung tâm dịch vụ hậu cần đa phương tiện trong lưu thông và phân phối hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu cho toàn vùng, giảm thiểu tối đa chi phí đầu vào, nhằm tăng giá trị gia tăng hàng hóa đối với các mặt hàng chủ lực của vùng ĐBSCL.