Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Saudi Arabia phải đi vay tiền ngân hàng ngoại

3/10/2016 9:04:41 AM

Saudi Arabia đang tìm kiếm một khoản vay ngân hàng từ 6-8 tỷ USD, nguồn tin thân cận tiết lộ với hãng tin Reuters. Đây sẽ là khoản vay nước ngoài lớn đầu tiên của quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới này trong vòng hơn 1 thập kỷ.

Nguồn tin nói rằng, Riyadh đã đề nghị các ngân hàng đưa ra đề xuất cho vay một khoản vay bằng USD có giá trị như trên, bao gồm lựa chọn gia tăng mức cho vay. Khoản vay sẽ được sử dụng để Saudi Arabia bù đắp khoản thâm hụt ngân sách lớn kỷ lục do giá dầu lao dốc gây ra.

Năm ngoái, ngân sách của Saudi Arabia thâm hụt gần 100 tỷ USD. Chính phủ nước này hiện đang phải khắc phục tình trạng lạm chi bằng cách bán bớt tài sản ở nước ngoài và phát hành trái phiếu tại thị trường nội địa.

Tuy nhiên, tài sản của Saudi Arabia ở nước ngoài, dù lớn, cũng chỉ đủ dùng trong vài năm nếu bị bán với tốc độ như hiện nay. Trong khi đó, các đợt phát hành trái phiếu đã bắt đầy gây sức ép thanh khoản lên hệ thống ngân hàng.

Theo nguồn tin, công ty tư vấn Verus Partners có trụ sở ở London đang tư vấn cho Chính phủ Saudi Arabia về khoản vay ngân hàng nói trên. Công ty này đã thay mặt Bộ Tài chính Saudi Arabia gửi thư tới một nhóm nhỏ các ngân hàng đề nghị các ngân hàng này đưa ra đề xuất về khoản vay.

Nguồn tin cũng nói rằng những ngân hàng cho Saudi Arabia vay tiền sẽ có cơ hội tốt hơn được lựa chọn tham gia đợt phát hành trái phiếu quốc tế mà Riyadh có thể thực hiện trong năm nay.

Theo giới phân tích, 6 nước xuất khẩu dầu lửa giàu có ở Vùng Vịnh có thể phải vay tổng cộng 20 tỷ USD hoặc hơn trong năm 2016. Điều này là một sự khác biệt so với trước kia, khi khu vực này thường dư giả ngân sách và cho phần còn lại của thế giới vay.

Đến nay, cả 6 nước này đều đã phải đi vay tiền hoặc lên kế hoạch vay tiền để ứng phó với sự giảm giá của dầu thô. Trong bối cảnh tiền ngày càng trở nên hiếm trong nước, các quốc gia Vùng Vịnh bắt đầu tính chuyện vay mượn nhiều hơn ở nước ngoài.

Hồi giữa tháng 2, tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s cắt giảm điểm tín nhiệm dài hạn của Saudi Arabia hai bậc, xuống mức A-. Tuần trước, một tổ chức đánh giá tín nhiệm khác là Moody’s Investors Service cảnh báo có thể hạ điểm tín nhiệm của Saudi Arabia.

Tuy vậy, giới ngân hàng nói rằng nhu cầu vay vốn quốc tế của Chính phủ Saudi Arabia có thể dễ dàng được đáp ứng, xét tới sự giàu có của nước này. Tổng tài sản ròng của Saudi Arabia ở nước ngoài vẫn còn khoảng gần 600 tỷ USD, trong khi nợ công của nước này vào hàng thấp nhất thế giới.

Trong tháng 1, cả Qatar và Oman đều đã đi vay tiền nước ngoài. Các khoản vay này mất khá nhiều thời gian mới được cấp, và mức lãi suất tăng so với dự kiến ban đầu, do các ngân hàng lo ngại về khả năng của các nước Vùng Vịnh trong việc đối phó với kỷ nguyên giá dầu rẻ.

Khoản vay 1 tỷ USD của Oman cuối cùng được ấn định lãi suất ở mức cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với lãi suất liên ngân hàng ở London (Libor). Trong khi khoản vay 5,5 tỷ USD của Qatar chịu mức lãi suất cao hơn 1,1 điểm phần trăm so với lãi suất Libor.

“Có những dấu hiệu cho thấy khoản vay của Saudi Arabia có thể phải chịu lãi suất cao hơn, bởi thế giới đã thay đổi nhiều kể từ các thỏa thuận cho vay nói trên”, một nhà ngân hàng ở Trung Đông nói, nhấn mạnh việc Saudi Arabia bị hạ điểm tín nhiệm.

Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Singapore muốn đầu tư vào cảng biển, cảng hàng không Việt Nam (3/9/2016 10:02:46 AM)
Sàn giao dịch vận tải: Giá cả giấu kín ai vào làm gì? (3/8/2016 11:06:19 AM)
Đức: Tâm lý "lo xa" đang làm hại nền kinh tế (3/8/2016 11:03:24 AM)
Xuất siêu, chớ vội mừng! (3/7/2016 9:59:10 AM)
Brazil giữ nguyên lãi suất tiền gửi ở mức cao nhất thế giới (3/7/2016 9:57:38 AM)
Nợ nước ngoài của Australia vượt ngưỡng 1.000 tỷ AUD (3/7/2016 9:56:29 AM)
Đầu tư 65 triệu USD sản xuất gỗ xuất khẩu tại tỉnh Đồng Nai (3/7/2016 9:55:19 AM)
Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu da giày sẽ cán đích 17 tỷ USD (3/7/2016 9:51:22 AM)
Cơ hội cho ngành công nghiệp dược Việt Nam (3/4/2016 10:15:56 AM)
Nền kinh tế Brazil suy giảm mạnh nhất trong 25 năm qua (3/4/2016 10:09:32 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com