Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Hàng thủ công Việt nguy cơ thua trên sân nhà vì chậm đổi mới sản phẩm

6/15/2016 11:43:55 AM

Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đang đứng trước thách thức về thị trường và gia tăng giá trị xuất khẩu...

Trong 2 năm trở lại đây, giá trị kim ngạch xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đạt khoảng 1,5 tỉ USD/năm. Mặc dù là ngành có nhiều tiềm năng, với lợi thế về nguyên liệu, nhân lực, tay nghề… nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này đang đứng trước thách thức về thị trường và gia tăng giá trị xuất khẩu, khi sản phẩm ngày càng kém cạnh tranh, cộng với cách làm ăn nhỏ lẻ, tự phát.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ hiện khó tìm đơn hàng xuất khẩu.

Sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, sản phẩm chậm đổi mới

Cơ sở thêu tay cao cấp Hòa Nhựa ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương mỗi năm xuất khẩu khoảng 2.000 sản phẩm thêu tranh, túi xách, khăn… sang thị trường Nhật Bản và một số nước châu Âu, trị giá khoảng 2 tỷ đồng. Bà Phạm Thị Hòa, chủ cơ sở này cho biết, dù muốn nâng giá trị xuất khẩu hơn nữa cũng rất khó. Khách hàng đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Thậm chí, nhiều khách hàng không muốn chọn mẫu do cơ sở thiết kế mà đặt mẫu riêng.

Theo bà Hòa, mẫu mã sản phẩm đang là điểm yếu của những cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: “Về nghề thêu, kỹ thuật thì rất cao, rất tốt nhưng mẫu mã thiết kế chưa đa dạng, khó cạnh tranh, ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu. Đầu tư mẫu mã tốn kém và khó. Cơ sở chúng tôi quy mô nhỏ, tự thiết kế mẫu mã thôi chứ không có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp. Nếu thiết kế mẫu mã đẹp hơn thì cơ hội xuất khẩu sẽ nhiều hơn.”

Thực tế lâu nay, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thường theo kinh nghiệm truyền thống, sản phẩm chậm đổi mới, thiếu sáng tạo, độ tinh xảo và kém sức cạnh tranh. Thậm chí, nhiều mẫu mã sản xuất theo đơn đặt hàng của nước ngoài nên chỉ có thể đáp ứng một số lô hàng trong thời gian nhất định, không bền vững. Bởi vậy, mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng giá trị xuất khẩu và đóng góp của ngành này còn hạn chế.

Một điểm yếu nữa là các doanh nghiệp thiếu tính toán, nghiên cứu thị thị trường. Các doanh nghiệp, làng nghề chỉ sản xuất và bán những gì mình có, ít tìm hiểu thông tin xem thị trường cần những sản phẩm như thế nào và chưa gắn kết được các khâu trong chuỗi giá trị từ thiết kế mẫu mã, cung ứng nguyên phụ liệu đến sản xuất và tiêu thụ.

Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phó Giám đốc Công ty gốm Chu Đậu cho rằng, đây là những hạn chế mà các doanh nghiệp và làng nghề cần khắc phục. Không chỉ đổi mới sản phẩm mà cần đổi mới cả cách làm, cách tiếp thị giới thiệu sản phẩm ra thị trường thế giới: “Hàng xuất khẩu những năm gần đây đi xuống. Mẫu thường làm theo khách đặt rồi sản xuất. Nay cần nghiên cứu thị trường rồi làm mẫu và gửi sang chào hàng. Định hướng này theo thị trường mới, phải tư duy mới thì mới đưa được hàng của mình ra thị trường nước ngoài. Tôi tin là khả năng chào bán sẽ hiệu quả hơn.”

Làm ăn tự phát, manh mún, rất khó cạnh tranh

Hiện cả nước có hơn 5.000 làng nghề, thu hút 10 triệu lao động. Tuy nhiên, các cơ sở làng nghề có tới 80% là hộ gia đình nhỏ lẻ, làm ăn tự phát, manh mún, rất khó cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

Theo Hiệp hội làng nghề Việt Nam, khả năng liên kết giữa các làng nghề và các doanh nghiệp còn hạn chế. Các làng nghề có thế mạnh là tạo ra những sản phẩm tỉ mỉ, cầu kỳ, nhưng khi khách hàng cần một container hàng và giao trong vòng một tháng thì hầu như các làng nghề đều “bó tay”. Không ít doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bỏ lỡ những đơn hàng lớn, khiến cho khách hàng phải chuyển sang đặt mua ở những thị trường khác như Lào, Thái Lan hay Trung Quốc.

Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, rất cần đầu tư bài bản, từ việc thiết kế mẫu mã cho phát triển thị trường.

“Hơn 5.000 làng nghề nhưng làm tự phát, manh mún. Mạnh ai người ấy làm, không tìm hiểu thị trường nên bán sản phẩm không ai mua. Hội nhập rồi mà cứ bán cái gì mình có, không cải tiến mẫu mã và sáng tạo sản phẩm là thua ngay trên sân nhà. Đây là vấn đề sống còn. Chúng ta cần học Nhật Bản về việc phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Họ không có nguyên liệu phong phú như chúng ta nhưng lại làm rất phong phú. Nhật Bản từ năm 1974 có luật về sản phẩm thủ công, có những tiêu chí rõ ràng về sản phẩm và nghệ nhân quốc gia được coi trọng.” – ông Dần nhấn mạnh.

Để đến được các thị trường khó tính, giá trị cao, doanh nghiệp và địa phương cần hướng đến các sản phẩm chất lượng và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống; gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh từ khâu nguyên liệu, tạo mẫu, sản xuất…Doanh nghiệp cũng rất cần những hỗ trợ về vốn, thông tin thị trường, rào cản kỹ thuật, chính sách nhập khẩu…để hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vươn rộng hơn ra thị trường thế giới./.

Theo VOV

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Không hợp tác, doanh nghiệp Việt bị áp thuế lên tới 113,18% (6/9/2016 10:17:30 AM)
Doanh nghiệp thép lại “đệ đơn” kêu cứu (6/8/2016 10:35:04 AM)
Hơn 30 cán bộ, công chức hải quan hầu tòa (6/8/2016 10:14:18 AM)
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ (6/8/2016 10:06:38 AM)
Đức – Đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu (6/8/2016 9:48:26 AM)
Thâm hụt thương mại tháng Tư của Mỹ tăng thấp hơn dự kiến (6/8/2016 9:34:45 AM)
Hạn hán sẽ đẩy tăng giá gạo (5/26/2016 10:16:16 AM)
Hạn hán khiến giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng cao kỷ lục (5/26/2016 10:14:14 AM)
Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng có xu hướng giảm trong tháng 5 (5/26/2016 10:12:29 AM)
Thực phẩm Việt Nam có tiềm năng vào Hàn Quốc (5/25/2016 2:15:08 PM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com