Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nếu đi đúng đường, ta sẽ vượt xa nhiều nước

6/23/2016 10:04:59 AM

“Kinh tế biển, là điều tiên quyết. Có thể nói kinh tế biển là đại nghiệp của dân tộc Việt Nam. Nếu đi đúng con đường này thì chỉ cần một thời gian nữa Việt Nam chúng ta sẽ tiến vượt xa nhiều nước khác mà hiện nay họ đang hơn ta”- TS. Trương Đình Hiển, tác giả của mô hình cảng biển nước sâu kết hợp khu công nghiệp phức hợp quả quyết như vậy.

Thưa TS. Trương Đình Hiển, ông có thể giải thích tầm quan trọng của kinh tế biển với nước ta như thế nào?

TS. Trương Đình Hiển: Kinh tế biển nước ta, nếu muốn phát triển thì cũng không thể đi khác con đường của các nước tiên tiến trên thế giới. Chỉ có điều là chúng ta đi sau họ.

Nhìn lại con đường phát triển của các nước thì họ cũng bắt đầu từ biển. Sau đó họ lật cánh phát triển vào nội địa. Ngay Trung Quốc cũng vậy. Miền duyên hải gồm Thượng Hải, Thẩm Quyến, Hong Kong và một loạt vùng ven biển khác đều phát triển trước. Sau đó, lật cánh vào nội địa và phát triển lên phía tây.

Đó là nguyên lý mà các nước phát triển trước ta đều áp dụng!

Bắt đầu từ “khúc xương” miền Trung

Lâu nay chúng ta hay nói đến tầm quan trọng của kinh tế biển. Tuy nhiên, hiểu như thế nào về “kinh tế biển” thì nhiều người còn rất mông lung. Ví dụ khi nói “kinh tế biển” có người nói là đánh bắt hải sản, dầu khí, du lịch v.v… Vậy đã đúng chưa? Ông có thể nói thật rõ và dễ hiểu hơn …

TS. Trương Đình Hiển: Việt Nam có bờ biển dài, trên 3.600 km. Đó là chưa kể chu vi các đảo. Đây là những lợi thế cực kỳ quan trọng mà tổ tiên ta để lại cho chúng ta. Lợi thế to lớn và quan trọng như thế nào, tôi sẽ nói sau.

Trước hết tôi khẳng định, chúng ta phải kiên quyết gìn giữ từng xăng – ti - mét biển của chúng ta để phát triển và tiến lên. Và nếu đi đúng con đường này thì chỉ cần một thời gian nữa Việt Nam sẽ tiến vượt xa nhiều nước khác mà hiện nay họ đang hơn ta.

Chúng ta đang bước vào thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Và thế kỷ 21 được gọi là “thế kỷ kinh tế biển” nên tình hình đã khác xưa rất nhiều.

Kinh tế biển, chính xác là kinh tế biển đảo, có giá trị và vai trò cực kỳ to lớn. Cho nên phát triển kinh tế biển phải hết sức khẩn trương. Đây là điều tiên quyết. Có thể nói kinh tế biển là đại nghiệp của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Vấn đề là ta phát triển kinh tế biển bằng con đường nào? Có người nói là đánh cá; người nói là khai thác dầu khí; người thì nói là du lịch; người thì nói là giao thông vận tải v.v… Nhưng đó chỉ là những cái “râu ria” thôi. Xương sống của kinh tế biển là gì, chúng ta hãy đi vào phân tích làm rõ.

Ngày xưa kinh tế Việt Nam chủ yếu là Sài Gòn và Hà Nội, tức là đồng bằng Nam bộ và đồng bằng Bắc bộ. Miền Trung coi như khúc xương. Mãi tới gần đây, tức thập kỷ 80 - 90 của thế kỷ 20 người ta vẫn nghĩ miền Trung là khúc xương. Vì khi ra đời khu kinh tế trọng điểm miền Bắc và khu kinh tế trọng điểm miền Nam thì miền Trung vẫn chưa tìm được con đường phát triển cho mình và chưa có khu kinh tế trọng điểm nào cả.

Hồi thủ tướng Võ Văn Kiệt còn sống, ông rất trăn trở, đã nhiều lần báo cáo và đề xuất với Bộ Chính Trị tìm con đường phát triển kinh tế miền Trung, thiết lập ra khu kinh tế miền Trung nhưng không tìm ra. Ban đầu định lấy Đà Nẵng nhưng Đà Nẵng chỉ bằng một quận của TP.HCM.

Mãi cho tới khi chúng ta nghiên cứu ra mô hình cảng biển nước sâu và khu công nghiệp Dung Quất trình lên Chính phủ và Chính phủ trình lên Bộ Chính trị ngay sau đó. Phải nói rằng chưa có đề tài nào trình lên lại thu hút được sự quan tâm nhiều từ trong và ngoài nước như vậy.

Ngày 22/9/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đích thân vào thị sát Dung Quất. Thị sát xong ông không nghỉ lại Quảng Ngãi mà về ngay Hà Nội. Hai hôm sau Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập khu kinh tế trọng điểm miền Trung kéo dài từ Dung Quất đến Liên Chiểu ra đời.

Vậy là Dung Quất ra đời. Thủ tướng Võ Văn Kiệt quyết định đặt nhà máy lọc dầu và toàn bộ những ngành đại công nghiệp vào đây. Kèm theo đó là khu đô thị mới Định Tường cũng ra đời. Tất cả hình thành nên khu kinh tế Dung Quất.

Sau Dung Quất ra đời, tôi và các công sự đã nghiên cứu khu kinh tế trọng điểm từ Chân Mây - Huế và cho ra đời cảng biển nước sâu khu công nghiệp phức hợp Chân Mây. Như vậy, từ Dung Quất đã kéo Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế với Chân Mây vào khu trọng điểm kinh tế miền Trung, lên thành 4 tỉnh. Tiếp đó, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu cảng biển nước sâu và khu phức hợp Nhơn Hội, Bình Định. Như vậy vùng trọng điểm kinh tế miền Trung bây giờ thực chất là kinh tế biển, kéo dài từ Chân Mây - Thừa Thiên Huế kéo dài đến Nhơn Hội – Bình Định, gồm 5 tỉnh. Hiện tại là như vậy!

Do sự ra đời của các khu kinh tế miền Trung và sự đứng vững của khu kinh tế Dung Quất đang phát triển nhà máy lọc dầu, ảnh hưởng của nó mở rộng ra đến Vũng Áng, Nghi Sơn. Tất cả đều theo mô hình cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phức hợp. Khu công nghiệp phức hợp tức là rất nhiều ngành công nghiệp tập trung vào đó. Sự lan tỏa còn kéo dài lên tới vùng Hải Hà - Quảng Ninh, giáp với Trung Quốc. Ở phía Nam, từ Dung Quất đã kích thích phát triển tới khu công nghiệp Nam Phú Yên là Vũng Rô, đi xuống Vân Phong xuyên tới Phan Rang - Ninh Thuận là nhà máy điện nguyên tử. Chưa dừng lại ở đây. Tại Trà Vinh đã có khu công nghiệp cảng nước sâu Trà Vinh và Cà Mau.

Như vậy, toàn bộ dãi bờ biển Việt Nam đều lấp kín bởi nguyên lý cảng biển nước sâu và khu công nghiệp phức hợp kết hợp với phát triển đô thị và du lịch, dịch vụ. Từ khi nghiên cứ Dung Quất năm 1992 cho tới nay là 24 năm, gần ¼ thế kỷ, miền Trung Việt Nam, cũng như vùng ven biển của Việt Nam từ ngàn xưa cho đến trước năm 1992, là những vạn chài nghèo khổ không có con đường đi lên đã trở thành 15 khu kinh tế biển dọc vùng duyên hải .

Để dễ hình dung hiệu quả to lớn đó mang lại cho khúc ruột miền Trung, ông có thể cho một vài con số minh chứng? Và liệu rồi những sự kiện môi trường gần đây có ảnh hưởng gì đến “đại nghiệp” của chúng ta không, thưa ông?

TS. Trương Đình Hiển: Tôi xin lấy trường trường hợp tỉnh Quãng Ngãi, nơi có khu công nghiệp phức hợp và cảng biển Dung Quất. Năm 1992, năm chúng tôi đi nghiên cứu xây dựng Dung Quất, GDP của toàn tỉnh chỉ 166 tỷ đồng. Sau thời gian Dung Quất ra đời và đi vào hoạt động với những ngành công nghiệp lọc hóa dầu, vật liệu xây dựng, đóng tàu và hang loạt ngành công nghiệp khác, tình hình hình khác hẳn. Năm 2014, GDP của Quãng Ngãi đã lên tới 32.000 tỷ đồng!

Có thể nói đó là thay đổi tuyệt vời từ kinh tế biển mà không ai có thể tưởng tượng được! Trong vòng 24 năm đã gây dựng được một trục như vậy quả là vô cùng kỳ diệu, thần kỳ. Nhiều người bảo là ảnh hưởng môi trường nhưng vấn đề là ở con người chứ không phải công nghiệp. Chúng ta phải đi lên từ biển và nhiều quốc gia đi trước ta cũng đều phát triển như vậy. Và họ vừa phát triển, vừa giữ được môi trường. Đó là điều chúng ta phải quan tâm.

Từ nay chúng ta đã tìm ra lối đi, hướng phát triển trên những làng vạn chài nghèo đói xưa nay ở miền Trung. Đại nghiệp của dân tộc ta chính là từ đây!

Miền Trung không thể phát triển theo mô hình miền Bắc hay miền Nam. Nếu đi theo thì cũng không bao giờ được. Nhưng phải nói nhiều người trong chúng ta cũng không thể ngờ miền Trung có tể đi lên bằng con đường ngoạn mục như hôm nay. Đó là con đường phát triển đại công nghiệp.

Theo Vietnamnet.vn

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Sàn giao dịch cá tra sẽ giúp các ngành liên quan cùng phát triển (6/23/2016 10:03:33 AM)
Giá đường cao kỷ lục vẫn chưa thể thúc đẩy sản lượng Brazil (6/23/2016 10:00:17 AM)
Doanh nghiệp được hưởng lợi gì từ việc giảm thuế thu nhập? (6/23/2016 9:55:53 AM)
Nhân dân tệ ngày càng “địa phương hóa” (6/22/2016 11:06:57 AM)
Trung Quốc đang nuốt trọn ngành sản xuất smartphone (6/20/2016 11:18:25 AM)
Đức - Đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu (6/20/2016 11:08:27 AM)
Điện thoại đứng đầu trong nhóm xuất khẩu “tỷ đô” (6/17/2016 10:18:48 AM)
Brexit có thể khiến Đức thiệt hại 45 tỷ euro vào cuối năm tới (6/17/2016 10:16:20 AM)
Vì sao Nhật Bản chọn Cảng Hải Phòng? (6/17/2016 10:13:58 AM)
Thái Lan chủ trương bán 10 triệu tấn gạo tồn kho trong năm nay (6/16/2016 10:27:41 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com