Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 29% kim ngạch nhập khẩu của cả nước

11/7/2016 8:36:56 AM

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm, hàng hóa từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam mặc dù giảm trên 2% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, trị giá 35,93 tỷ USD (chiếm 29% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước).

Trong 9 tháng đầu năm nay, đã có tới 8 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt trị giá trên 1 tỷ USD; đứng đầu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 6,58 tỷ USD (chiếm 18,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại, giảm 3% so với cùng kỳ) . Tiếp theo là: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,37 tỷ USD (chiếm 12,2%, giảm 15,4%); vải các loại đạt 3,94 tỷ USD (chiếm 11%, tăng 3%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,2 tỷ USD (chiếm 11,7%, tăng 9,8%); sắt thép đạt 3,25 tỷ USD (chiếm 9%, tăng 3,3%); nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 1,38 tỷ USD (chiếm 3,9%, tăng 3,3%); kim loại thường  1,18 tỷ USD (chiếm 3,3%, tăng 41%); sản phẩm từ chất dẻo 1,08 tỷ USD (chiếm 3%, tăng 31,8%).

Một nghịch lý tồn tại lâu nay là Việt Nam đang nhập nhiều mặt hàng trong nước thừa, thậm chí phải bán đổ bán tháo với giá rẻ mạt như rau củ, ngô; đậu tương; cao su … Đối với mặt hàng nông thủy sản, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc. Chẳng hạn, rau củ quả nhập khẩu từ TQ lên tới 147 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ; nhập thủy sản 45 triệu USD; cao su 36 triệu USD…

Điều đáng nói, đa số các mặt hàng rau củ quả được nhập ồ ạt từ TQ thì trong nước đều trồng được. Thậm chí, nhiều vụ mùa bị dồn ứ, sản phẩm phải bán đổ bán tháo, vứt bỏ hoặc phải trông chờ vào những cuộc “giải cứu” từ cộng đồng mạng như hành tím, hành tây, tỏi, cam, chanh… vẫn được nhập quanh năm. Các loại trái cây như táo, lê, mận, xoài, nho… thì được nhập theo mùa với số lượng hàng trăm tấn mỗi ngày. Số liệu từ Chi cục Kiểm dịch thực vật Lạng Sơn, trung bình mỗi ngày có khoảng trên dưới 200 tấn rau củ quả từ TQ được nhập vào Việt Nam. Thông tin từ các cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Lào Cai, Cát Lái (TP.HCM) cũng cho hay, một số loại rau quả TQ được nhập qua cửa khẩu với giá rất thấp, nhưng khi bán lẻ đến tay người tiêu dùng giá đội lên 2 - 20 lần. Có thời điểm vào mùa vụ, giá khoai tây, bắp cải nhập từ TQ chỉ 1.700 đồng/kg, cải thảo 2.050 đồng/kg, hành củ khô, cà rốt, hành tây, gừng 2.500 đồng/kg, tỏi 3.400 đồng/kg, súp lơ 4.200 đồng/kg... nhưng khi vào thị trường bán lẻ tại các chợ ở phía nam giá bán lẻ đội lên từ 15.000 - 30.000 đồng/kg, tùy loại… Có những thời điểm, hành, tỏi nhập từ TQ chỉ 2.500 - 3.500 đồng/kg nhưng giá bán lẻ lên tới 50.000 đồng/kg, cao gấp 20 lần giá nhập tại cửa khẩu.

Tại các chợ bán lẻ và đầu mối ở khu vực phía nam vào những ngày cuối tháng 10, giá chanh giấy và chanh không hạt của Bến Tre là 35.000 đồng/kg, trong khi chanh TQ được đổ đống tại chợ bán 10.000 - 12.000 đồng/kg; hành tím Bình Thuận giá 20.000 đồng/kg, hành tím TQ 15.000 đồng/kg; hành tây Đà Lạt 22.000 đồng/kg trong khi hàng TQ loại này chỉ 12.000 đồng/kg nếu mua số lượng nhiều. Tương tự, gừng Đắk Lắk giá 30.000 đồng/kg còn gừng TQ củ to, màu nhạt giá rẻ bằng một nửa.

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc có chung đường mậu biên, nên việc kiểm soát hàng lậu, hàng kém chất lượng luôn gặp khó khăn lớn. Với hàng nông sản, điều đáng lo ngại là nhiều mặt hàng hoa quả Việt Nam đang xuất khẩu đến các thị trường lớn rất tốt, nhưng nếu bị hàng TQ “đội lốt” thì sẽ ảnh hưởng về lâu dài. Chẳng hạn, xoài Việt đã được xuất khẩu đến Nhật, Hàn, Úc, Canada… trong khi xoài TQ dịp mùa hè vừa qua được nhập bán với tên gọi là “xoài rừng” hoặc xoài bắc cũng gây khó cho thị trường.

Trong khi ở chiều ngược lại, TQ cũng là thị trường xuất khẩu nông sản khá lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, họ luôn có 2 chính sách. Thứ nhất là nhập công khai, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm của quốc tế và hàng Việt chịu nhiều sức ép, rất khó chen chân vào kênh này. Đặc biệt, gần đây, nhiều doanh nghiệp TQ đã yêu cầu công ty xuất khẩu Việt Nam phải cung cấp các chứng từ, xác nhận doanh nghiệp nằm trong danh sách đã được Bộ NN-PTNT đăng ký gửi cho phía TQ mới được thông quan hàng, đã gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch. Thứ hai, xuất chủ yếu qua mậu biên, tiểu ngạch. Như vậy, với hàng nông sản nhập khẩu từ TQ, muốn cạnh tranh tốt, khâu kiểm soát phải làm thật kỹ.

Giải pháp để tránh việc sản xuất thừa, nhập khẩu vẫn tăng, nhiều chuyên gia cho rằng gia tăng hàng rào kỹ thuật là giải pháp tối ưu nhất. Việc để hàng kém chất lượng, không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí độc hại tuồn vào Việt Nam chủ yếu từ phía kiểm soát của chúng ta. Nếu ta làm nghiêm phần này, dựng hàng rào kỹ thuật như các nước trong khu vực làm thành công với hàng TQ giá rẻ, kém chất lượng, chắc chắn lượng rau củ quả giá rẻ cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt khó có cửa để đổ vào ồ ạt như hiện nay. Trước mắt, tối thiểu Việt Nam cần áp tiêu chuẩn “Gap cơ bản” đối với hàng nông sản nhập khẩu. Theo chuẩn VietGap được xây dựng, có 65 điểm kiểm soát bao gồm an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm và an toàn lao động... Tuy nhiên, chuẩn VietGap được áp dụng với nhà nông Việt còn quá khó khăn, nên Bộ NN-PTNT đã ban hành chuẩn “GAP cơ bản”, giảm xuống còn 26 điểm kiểm soát, tập trung chính yếu là an toàn thực phẩm. Với hàng nông sản nhập từ TQ, áp được “GAP cơ bản” này một cách nghiêm túc thành công đã là quá tốt.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc 9 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Mặt hàng

9T/2016

9T/2015

+/- (%) 9T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

35.931.556.618

36.718.668.901

-2,14

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

6.582.875.516

6.786.434.676

-3,00

Điện thoại các loại và linh kiện

4.369.435.185

5.164.236.015

-15,39

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

4.196.154.065

3.821.313.534

+9,81

Vải các loại

3.935.076.998

3.823.316.316

+2,92

Sắt thép các loại

3.252.112.000

3.148.983.016

+3,27

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

1.383.738.672

1.339.315.324

+3,32

Kim loại thường khác

1.178.323.193

835.277.861

+41,07

Sản phẩm từ chất dẻo

1.080.417.851

820.065.539

+31,75

Sản phẩm từ sắt thép

780.993.056

1.049.247.977

-25,57

Hóa chất

733.312.071

726.316.924

+0,96

Sản phẩm hóa chất

611.774.584

523.732.066

+16,81

Linh kiện, phụ tùng ô tô

510.865.993

499.755.078

+2,22

Xơ, sợi dệt các loại

509.386.914

455.355.487

+11,87

Chất dẻo nguyên liệu

478.762.428

394.722.594

+21,29

Dây điện và dây cáp điện

373.290.057

379.796.147

-1,71

Xăng dầu các loại

350.341.533

651.556.222

-46,23

Ô tô nguyên chiếc các loại

341.713.761

776.192.999

-55,98

Phân bón các loại

334.087.327

466.212.020

-28,34

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

279.081.639

652.767.276

-57,25

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

266.059.219

155.358.536

+71,25

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

242.119.124

285.211.894

-15,11

Hàng điện gia dụng và linh kiện

241.637.669

193.656.488

+24,78

Giấy các loại

225.099.264

190.321.378

+18,27

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

211.745.877

142.806.955

+48,27

Sản phẩm từ kim loại thường khác

201.520.736

164.635.775

+22,40

Gỗ và sản phẩm gỗ

192.770.947

188.006.485

+2,53

Sản phẩm từ giấy

167.646.757

159.169.025

+5,33

Nguyên phụ liệu dược phẩm

165.830.115

146.871.288

+12,91

Sản phẩm từ cao su

154.696.458

144.877.501

+6,78

Hàng rau quả

146.965.954

118.448.864

+24,08

Khí đốt hóa lỏng

137.232.538

149.715.497

-8,34

Than đá

118.867.948

113.158.538

+5,05

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

91.584.228

67.188.885

+36,31

Hàng thủy sản

45.399.306

42.170.783

+7,66

Nguyên phụ liệu thuốc lá

40.180.885

20.886.751

+92,37

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

37.900.775

50.869.694

-25,49

Cao su

36.258.387

29.525.594

+22,80

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

35.241.885

28.714.849

+22,73

Dược phẩm

34.451.804

36.854.536

-6,52

Quặng và khoáng sản khác

33.382.388

43.696.477

-23,60

Chế phẩm thực phẩm khác

23.496.607

24.854.012

-5,46

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

12.428.797

31.324.682

-60,32

Dầu mỡ động thực vật

9.632.771

4.202.844

+129,20

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

8.018.324

6.719.747

+19,32

Bông các loại

3.227.078

4.725.458

-31,71

Theo VITIC/thanhnien.vn

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Phân bón xuất xứ từ Trung Quốc chiếm trên 50% thị phần (11/7/2016 8:35:04 AM)
10 tháng xuất khẩu cao su gần 1,3 tỷ USD (11/7/2016 8:32:27 AM)
Nhập khẩu từ New Zealand, sữa và sản phẩm chiếm gần 60% tổng kim ngạch (11/7/2016 8:30:58 AM)
Xuất khẩu thủy sản nỗ lực đạt mục tiêu những tháng cuối năm (11/7/2016 8:22:59 AM)
10 tháng đầu năm: Ngành nông lâm thủy sản xuất khẩu 26,4 tỷ USD (11/2/2016 8:31:04 AM)
“Đau đầu” với nhập khẩu than (11/2/2016 8:24:35 AM)
Thụy Sỹ trở thành thị trường xuất khẩu đá quý tiềm năng của Việt Nam (10/24/2016 11:58:06 AM)
Xuất khẩu của ngành gỗ "vượt mặt" dầu thô hơn 3,3 tỷ USD (10/24/2016 11:55:09 AM)
Việt Nam đang xuất siêu 3,18 tỷ USD (10/24/2016 11:53:35 AM)
Nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc chiếm 59,1% (10/24/2016 11:50:39 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com