Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Tổng quan thị trường hàng hoá thế giới năm 2010

1/6/2011 9:39:42 AM

Giá hàng hoá tăng năm thứ hai liên tiếp; Giá palađi và bông tăng hơn 90% mỗi loại; Giá cà phê arabica tăng 77%; Giá đồng và vàng tăng 30% mỗi loại; Giá bông cao nhất 150 năm; Chỉ có khí gas và ca cao là hai mặt hàng giảm.

 

Năm 2010, giá hàng hoá trên thị trường thế giới đã có năm tăng thứ hai liên tiếp, trong đó giá đồng và giá vàng lập kỷ lục, giá dầu mỏ và ngũ cốc đạt mức cao nhất kể từ khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

 

Giá hàng hoá nói chung, được đo bằng sức mạnh của chỉ số Reuters-Jefferies CRB, đã tăng 17% trong năm qua sau khi đã tăng 23% trong năm 2009. Chỉ số CRB tăng vượt xa mức tăng 15% của chỉ số chứng khoán S&P 500 và mức tăng 5% của trái phiếu chính phủ Mỹ.

 

Trong số 19 mặt hàng thuộc chỉ số CRB chỉ có 2 mặt hàng giảm giá là khí gas và ca cao. Bạch kim là mặt hàng có mức tăng mạnh nhất với 96% còn khí ga giảm mạnh nhất khi để mất 21% giá trị.

 

Các nhà đầu tư tìm đến thị trường kim loại quý nhiều hơn trong năm qua trong vai trò là công cụ đầu tư an toàn đã đẩy giá bạc lên mức cao nhất trong hơn 30 năm khi tăng 84%. Giá cà phê và bông tăng gần gấp đôi bởi nhà đầu tư tăng mua vào do lo ngại cung thắt chặt.

 

Triển vọng năm 2011, cuộc khảo sát của hãng Reuters với các nhà phân tích cho thấy, các yếu tố cơ bản về cung cầu và dòng chảy tài chính sẽ giúp giá hàng hoá tăng hơn nữa.

 

Diễn biến trên một số thị trường năm 2010 như sau

 

Đồng

 

Giá đồng tăng hơn 30% năm qua, lập kỷ lục ở 9.660 USD/tấn tại Sở giao dịch Kim loại Luân Đôn LME và gần kỷ lục ở 4,4452 USD/lb trên thị trường Comex ở New York.

 

Sau nửa đầu năm sụt giảm, giá đồng đã bật dậy mạnh mẽ với mức tăng gần 55% trong nửa cuối năm, thúc đẩy bởi nhu cầu cao từ Trung Quốc, nỗi lo cung thắt chặt từ Chilê và niềm tin các quỹ đồng mới sẽ mở cửa cho một làn sóng đầu tư mới.

 

Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư hàng đầu ở phố Wall, dự báo giá đồng tại LME sẽ lập kỷ lục mới ở 11.000 USD/tấn vào năm 2011.

 

Palađi

 

Palađi là ngôi sao sáng nhất trên thị trường kim loại quý và là mặt hàng tăng nhiều nhất trong số các hàng hoá khi tăng 96% và vượt 803 USD/ounce trong năm qua. Theo giới phân tích, giá palađi tăng là bởi các nhà sản xuất ôtô nhận thấy đây là nguyên liệu rẻ hơn có thể thay thế bạch kim trong sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác cần thiết để tinh chế khí thải.

 

Bông

 

Giá bông tăng 92% trong năm 2010 và đạt mức giá kỷ lục của 150 năm.Chốt năm 2010, giá bông giao kỳ hạn tại Sở giao dịch hàng hoá kỳ hạn New York đứng ở 1,4481 USD/lb.

Triển vọng năm 2011, giá bông tiếp tục tăng bởi dự trữ vẫn thắt chặt trong khi nhu cầu tăng mạnh từ nước tiêu thụ hàng đầu thế giới là Trung Quốc và sức mua cao từ các quỹ đầu tư.

Giá bông năm qua chạm kỷ lục gần 1,60 USD/lb hôm 21/12 – cao nhất kể từ nội chiến Mỹ những năm 1860.

 

Vàng, bạc

 

Giá vàng tăng gần 30% trong năm qua, là năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2007, bởi những lo lắng về khả năng hồi phục của kinh tế toàn cầu và đồng USD suy yếu trong quý 3.

 

Giá vàng năm qua đạt kỷ lục ở 1.432,50 USD/ounce hồi đầu tháng 12. Các nhà phân tích dự báo giá vàng sẽ lên tới 1.500 USD/ounce trong năm 2011.

 

Giá bạc tăng 84% và chốt năm 2010 ở trên 30 USD/ounce - mức giá cao nhất trong hơn 30 năm qua.

 

Ngũ cốc

 

Giá ngô tăng gần 52% và đạt gần 6,30 USD/bushel trong năm qua. Giá đậu tương tăng 35% lên trên 13,90 USD/bushel, bởi những quan ngại về thời tiết ảnh hưởng tới sản lượng và sức mua mạnh từ Trung Quốc.

 

Giá lúa mì tăng 47% và có năm tăng mạnh nhất kể từ 2007, sau khi hạn hán ở Nga và Biển Đen phá huỷ vụ mùa và làm giảm xuất khẩu ở các khu vực này. Thời tiết ẩm ướt ở Australia gần đây càng làm tăng nỗi lo nguồn cung khan hiếm trên thị trường.

 

Năng lượng

 

Giá dầu thô tăng 15% trong năm 2010 so với năm 2009, lên trên 91 USD/thùng bởi triển vọng nhu cầu cao và thời tiết lạnh giá ở châu Âu và Mỹ.

 

Giá khí gas trong khi đó giảm mạnh nhất khi để mất 21% trong năm qua, xuống chỉ còn 4,405 USD/mmBtu bởi cung cao, vượt cả nhu cầu trong bối cảnh thời tiết lạnh giá.

 

Cà phê, ca cao, đường

 

Giá đường thô tại New York kết thúc năm 2010 ở mức cao nhất trong gần 30 năm với mức tăng 19%. Giá cà phê arabica tăng 77% và là năm tăng mạnh nhất kể từ năm 1994 bởi hoạt động mua vào của các quỹ đầu cơ hàng hoá. Giá ca cao chấm dứt chuỗi 4 năm tăng liên tiếp khi giảm 7,7% trong năm qua, cho dù vấn đề bất ổn chính trị ở Bờ Biển Ngà hỗ trợ thị trường. Ca cao cùng khí gas là hai mặt hàng giảm giá trong chỉ số CRB năm qua.

 

Giá hàng hoá năm 2010:

Mặt hàng, thị trường

Đơn vị tính

Giá đóng cửa ngày 31/12/2010

Tăng/giảm so với cuối năm 2009

Dầu thô New York

USD/thùng

91,31

 15,1%

Dầu brent Luân Đôn

USD/thùng

94,59

 21,4%

Khí gas

USD/mmBtu

4,405

-20,9%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1421,40

 29,7%

Vàng giao ngay

USD/ounce

1418,75

 29,4%

Đồng Comex

US cent/lb

444,70

 32,9%

Đồng LME

USD/tấn

9599,90

 30,2%

Chỉ số đồng USD

 

79,014

1,5%

Chỉ số CRB

 

332,800

 17,4%

Ngô Chicago

US cent/bushel

629,00

 51,7%

Đậu tương Chicago

US cent/bushel

1393,75

 34,0%

Lúa mì Chicago

US cent/bushel

794,25

 46,7%

Cà phê New York

US cent/lb

240,50

 76,9%

Ca cao New York

USD/tấn

3035,00

 -7,7%

Đường New York

US cent/lb

32,12

 19,2%

Bạc New York

USD/ounce

30,937

 83,7%

Bạch kim New York

USD/ounce

1778,20

 20,9%

Palađi New York

USD/ounce

803,30

 96,5%

 

Theo Vinanet

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com