Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu dệt may có thể đạt 12,7-13 tỷ USD trong năm 2011

1/10/2011 9:22:56 AM

Kết thúc năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may tiếp tục tăng 23% so với năm trước, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 5 trong các nước xuất khẩu hàng dệt may toàn thế giới.

Tại hội nghị tổng kết của ngành công thương được tổ chức sáng 7/1, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, năm qua mặc dù có nhiều khó khăn như giá nguyên liệu đầu vào tăng cao (giá bông, sơ Poyester tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2009), lao động khó tuyển dụng, lãi suất ngân hàng tăng cao… nhưng sản xuất của ngành vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 11,2 tỷ USD, tăng 23,2% so với năm 2009.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng nêu trên là do sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và sự dịch chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Ngoài các thị trường truyền thống, thời gian qua sản phẩm dệt may của Việt Nam đã tiếp cận với các thị trường mới là Đài Loan, Hàn Quốc, các nước ASEAN. Sản phẩm sợi cũng đã vào được các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil.

Trong khi đó, theo kế hoạch đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước mới là 11 tỷ USD. Như vậy, toàn ngành đã về đích trước 4 năm so với chỉ tiêu đề ra.

Cũng theo ông Giang cuối năm 2010, nhiều doanh nghiệp đã ký được hợp đồng cung cấp hàng đến tận quý 2/2011. Thậm chí, một số doanh nghiệp quy mô lớn, có uy tín còn kỳ được hợp đồng tới hết quý 3, quý 4/2011. Đơn giá gia công tại các hợp đồng đã được ký kết cũng tăng khoảng 10- 15% so với năm 2010. Đây chính là  những tín hiệu tích cực đối với ngành dệt may trong 2011.

Về mục tiêu kim ngạch trong thời gian tới, ông Giang cho hay, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành sẽ đạt 18-20 tỷ USD. Riêng trong năm 2011, chỉ tiêu phấn đấu là thu về kim ngạch từ 12,7- 13 tỷ USD.

“Hiện nay, tỷ lệ nội địa hoá của ngành đạt 46%, đến năm 2015 con số này sẽ là 68-70%”, ông Giang cho biết thêm.

Tuy nhiên, để đạt được các con số này ngành dệt may kiến nghị Bộ Công Thương cần tiếp tục tham gia vào đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các nước để tạo điều kiện cho sản phẩm dệt may mở rộng thị trường.

Tiếp đến, ngành hải quan cần sớm triển khai việc thông quan điện tử để rút ngắn thời gian cho các doanh nghiệp.

Về phía ngành điện cần cung cấp điện ổn định hơn cho sản xuất, tránh tình trạng hàng trăm nghìn mét vải có thể phải bỏ đi do đang trong quá trình nhuộm mà bị cắt điện đột ngột.

 

Theo VnEconomy

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu trong dịp tết (1/10/2011 9:22:28 AM)
Thị phần dệt may gia tăng tại Mỹ (1/10/2011 9:21:16 AM)
Ngành phân bón phải bỏ bớt khâu trung gian (1/8/2011 10:20:35 AM)
Quy định nhập hàng theo danh mục hạn ngạch thuế (1/8/2011 12:25:43 AM)
Cảnh báo xuất khẩu cà phê theo phương thức “trừ lùi” (1/8/2011 12:24:44 AM)
Giảm nhập khẩu đường trong năm 2011 (1/7/2011 10:02:33 AM)
Thuế chống bán phá giá cá tra vào Mỹ có thể lên 130% (1/7/2011 10:01:50 AM)
Nhập khẩu ôtô Thái Lan, Indonesia (1/7/2011 10:00:38 AM)
Thương nhân xuất khẩu gạo phải kê khai lượng gạo có sẵn (1/6/2011 9:47:20 AM)
Tổng quan thị trường hàng hoá thế giới năm 2010 (1/6/2011 9:39:42 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com