Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Xuất khẩu dệt may - nắm thời cơ để lên hạng

1/24/2011 9:42:28 AM

Tăng đầu tư, tăng năng suất, giảm dần gia công, ngành dệt may VN có thể vượt lên tốp 3 nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới

 

Các thị trường nhập khẩu hàng may mặc trên thế giới đã tăng trưởng mạnh trở lại, các doanh nghiệp (DN) tin rằng mục tiêu xuất khẩu 12,5 - 13 tỉ USD trong năm 2011 sẽ đạt được.

 

Khai thác lợi thế

 

Với kim ngạch xuất khẩu trên 11,2 tỉ USD trong năm 2010, tăng 23,2% so với năm 2009, VN đã lọt vào tốp 5 nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Trong kết quả xuất khẩu đáng phấn khởi của ngành dệt may, Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex) đóng góp 2,1 tỉ USD, tăng 23% so năm 2009. Một số đơn vị của Vinatex đã đưa được thương hiệu của hàng may mặc VN ra thị trường thế giới: Tổng Công ty Cổ phần May Nhà Bè nhượng quyền thương mại thương hiệu Mattana cho đối tác tại Ý với hợp đồng tới 10 năm; Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến đã có tổng đại lý tại Lào và Campuchia, tháng 4 tới đây, dự kiến mở ở Myanmar và Trung Quốc.

 

Ông Vũ Sỹ Nam, Giám đốc điều hành Vinatex, nhận định bên cạnh các thị trường lớn của ngành dệt may VN như Mỹ (năm 2010 nhập hơn 6 tỉ USD hàng may VN), EU (1,8 tỉ USD), Nhật (1,2 tỉ USD), các thị trường khác như Hàn Quốc, các nước ASEAN cũng tăng trưởng mạnh và hứa hẹn là những thị trường tiềm năng trong tương lai. Nhu cầu hàng may mặc ở Mỹ sẽ tiếp tục tăng nên khả năng tăng nhập khẩu vào thị trường này rất tốt trong năm nay. Đối với thị trường Nhật, DN đang tận dụng tối đa những ưu đãi về thuế từ Hiệp định Đối tác kinh tế VN - Nhật Bản (VJEPA) để hạ giá thành sản phẩm, thêm lợi thế cạnh tranh.

 

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM, cũng cho rằng tuy vẫn phải cạnh tranh với các nước Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc... nhưng VN có ưu thế hơn về tay nghề và chất lượng sản phẩm. Nhiều DN đã đặt mục tiêu năm nay tăng lượng hàng FOB, như Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3, Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn, Công ty May Tân Phương Thủy...

 

Đầu tư nguyên liệu, chú trọng nhân lực

 

Một nỗ lực đáng ghi nhận nữa là ngành dệt may VN đã tăng được tỉ lệ nội địa hóa về nguyên liệu lên 46%. Năm 2010, Vinatex đã đầu tư 10.470 ha bông, tăng 15% so năm 2009, tập trung tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc, năng suất bông hạt bình quân đạt 1,35 tấn/ha, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sợi, góp phần đưa tỉ lệ nội địa hóa của Vinatex tăng 49%.

 

Nhiều DN cũng đã đầu tư sản xuất sợi, vải và phụ liệu dệt may tại VN. Ông Phạm Xuân Hồng khá lạc quan cho rằng mục tiêu nâng tỉ lệ nội địa hóa nguyên liệu dệt may lên 55% - 60% trong năm 2011 là có thể thực hiện được.

 

Nỗi lo lớn nhất của DN dệt may hiện nay là tăng năng suất và tăng thu nhập cho người lao động. Để giải bài toán này, ông Vũ Sỹ Nam cho rằng chỉ có con đường là nâng cao năng suất lao động bằng đầu tư thương hiệu, đầu tư chiều sâu tăng giá trị gia tăng. Từ năm 2010, Vinatex đã triển khai 81 dự án, tăng thêm 7.700 tấn sợi/năm, 26,4 triệu m2 vải/năm, 1.200 tấn khăn/năm. Hàng may cũng tăng thêm 22 triệu SMC/năm, 893.000 bộ veston tiêu chuẩn châu Âu/năm, 1,5 triệu sản phẩm dệt kim/năm. Các DN ngành dệt may cũng đang chú trọng về quản trị, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giỏi, bồi dưỡng người lao động có tay nghề tốt hơn. Tổng Công ty Phong Phú đã tổ chức cho 37 nhân viên và công nhân học thi vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội để lấy bằng kỹ sư, bởi theo ban lãnh đạo tổng công ty, có kiến thức thì mới ứng dụng được hệ thống quản lý hiện đại để nâng năng suất lên.

 

Theo NLĐ

TIN LIÊN QUAN
Dệt may Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế (6/17/2014 10:34:59 AM)
Ý xem Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi (6/10/2014 9:25:46 AM)
Xuất khẩu dệt may đạt hơn 7,4 tỉ USD (6/5/2014 9:51:24 AM)
Cả nước đạt gần 6 tỷ USD từ xuất khẩu dệt may (5/28/2014 9:25:12 AM)
Xuất khẩu dệt may, da giày – Nhiều tín hiệu khả quan (5/19/2014 8:48:55 AM)
Tháng Tư đánh dấu tín hiệu khả quan từ dệt may và da giày (5/12/2014 10:08:13 AM)
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng ấn tượng (4/16/2014 9:31:32 AM)
Nhập khẩu xơ sợi dệt 2 tháng đầu năm trị giá trên 220 triệu USD (4/3/2014 9:43:58 AM)
Dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ tăng trưởng thuận lợi (3/11/2014 10:24:05 AM)
Xuất khẩu hàng mây, tre, cói tháng đầu năm giảm 2,47% kim ngạch (3/1/2014 9:21:25 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Xuất khẩu gần 2,4 tỉ USD cao su (1/24/2011 9:41:06 AM)
Xuất khẩu gạo: Vẫn là bài học dự báo (1/24/2011 9:39:11 AM)
LifeStyle Vietnam 2011 sẽ thu hút khoảng 2.000 nhà nhập khẩu (1/21/2011 10:18:23 AM)
Xuất khẩu cá nóc trước nguy cơ "đứt gánh giữa đường" (1/21/2011 10:17:02 AM)
Phát hiện 1 tấn nấm và 290kg hạt dẻ Trung Quốc nhập lậu (1/21/2011 10:16:21 AM)
VFA điều chỉnh giá sàn gạo 25% tấm xuất khẩu (1/21/2011 10:15:33 AM)
Mỗi ngày xuất khẩu trên 50 tấn muối sang Campuchia (1/20/2011 10:05:49 AM)
Xuất khẩu cá tra 2011 dự tính trên 1,55 tỷ USD (1/20/2011 10:04:12 AM)
Xuất khẩu nông sản 2011: Viết tiếp những kỳ tích? (1/19/2011 10:07:55 AM)
Bánh kẹo nhập từ Trung Quốc ế ẩm (1/19/2011 10:03:47 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com