Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Tiến thoái lưỡng nan khi đồng đô la Úc tăng giá

4/26/2011 10:23:15 AM

Giá trị đồng nội tệ Úc tăng so với bạc xanh Mỹ đang gây thế tiến thoái lưỡng nan cho nền kinh tế lớn thứ tư châu Á và thứ 13 toàn cầu.

 

Tuần trước, đồng đô la Úc đã lên mức tương đương 1,07 đô la Mỹ. Trong vòng sáu tháng tới, đô la Úc được dự đoán sẽ vượt ngưỡng tương đương 1,1 đô la Mỹ.

 

Kể từ khi được thả nổi vào năm 1983, đô la Úc hiện đạt mức giá cao nhất trong vòng 28 năm qua so với đồng đô la Mỹ. Stephen Long - phóng viên kinh tế của Hãng truyền thông ABC (Úc) - phải thốt lên: "Đồng đô la Úc cứ tăng liên tục và không ai biết khi nào tình trạng này dừng lại”.

 

Sự tăng giá của đồng nội tệ Úc là rất đáng kể. Vào thời điểm diễn ra Olympics Sydney 2000, một đô la Mỹ có thể quy đổi hai đô la Úc. Chỉ tròng vòng một năm sau, giá trị đô la Úc tăng 15% so với đô la Mỹ. Như vậy, rõ ràng, việc đồng nội tệ Úc tăng giá phản ánh sự tụt dốc giá trị đồng bạc xanh Mỹ.

 

Nguyên nhân tăng giá

 

Ngoài nguyên nhân đồng đô la Mỹ mất giá, nhiều nhà phân tích cho rằng, đô la Úc tăng giá bởi một số nhân tố khác như: mức lãi suất khá cao tại các ngân hàng Úc ( trong khi ở Mỹ lãi suất là 0%, Úc duy trì mức lãi suất cao 4,75%); lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm cao tới 5,5%; nợ nước ngoài thấp và hệ thống ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ….

 

Về tổng thể, kinh tế Úc tăng trưởng mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp dưới 5%. Kể từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Úc không phải trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế và cũng là quốc gia phương Tây duy nhất chống đỡ được trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

 

Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa tăng mạnh càng khiến đồng nội tệ, vốn phụ thuộc vào tài nguyên khoáng sản, tăng giá. Tuần qua, chỉ trong vòng 24 tiếng, giá đồng đỏ đã tăng 2,5%. Vàng đạt mức cao kỷ lục.

 

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Bởi vậy, sự tăng giá đô la Úc không chỉ phản ánh tính ổn định của nền kinh tế nội địa mà còn phản ánh tiềm năng tăng trưởng to lớn của Trung Quốc.

 

Quyền lực mua sắm

 

Người tiêu dùng Úc đang hưởng nhiều lợi ích kinh tế từ việc đồng nội tệ của nước họ “bay vút”.

Thứ nhất, đồng đô la Úc tăng giá giúp giảm áp lực lạm phát, vốn là mối quan ngại lớn của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA). Do lạm phát chậm lại, nhiều khả năng RBA sẽ tiếp tục giữ lãi suất không đổi trong những tháng tới.

 

Thứ hai, giá cả du lịch nước ngoài đối với người Úc trở nên rẻ hơn. Mỹ hiện trở thành một điểm đến giá rẻ và ngày càng nhiều người Úc vui vẻ đi mua sắm ở New York hay Los Angeles, Mỹ.

 

Mặt trái

 

Đồng đô la Úc tăng giá gây ảnh hưởng lớn tới ngành du lịch nội địa Úc. Các nhà tổ chức du lịch Úc chịu tác động tiêu cực ở cả thị trường du lịch hạng sang và du lịch giá rẻ. Một số công ty tàu biển cho biết, doanh số của họ sụt giảm tới 60%, bất chấp gói giảm giá tới mức kỷ lục.

Các chủ nhà nghỉ cũng than trời bởi khách “ba lô” thắt chặt chi tiêu hoặc không dám tới Úc du lịch. Thay vì du lịch trong nước, rất nhiều người Úc chọn các tour du lịch quốc tế, vì họ được lợi hơn từ việc đô la Úc tăng. Theo ước tính, doanh thu của ngành công nghiệp du lịch nội địa có thể bị giảm tới 75%.

 

Tương tự, các nhà xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn bởi hàng hóa dịch vụ ngày càng đắt đỏ và trở nên khó cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Rất nhiều công ty xuất khẩu phàn nàn rằng, doanh thu của họ đang giảm xuống rất nhanh, từ 20 - 30%. Chỉ có ngành khai khoáng là không bị ảnh hưởng bởi nhu cầu rất lớn về than đá, quặng sắt của thế giới và thanh toán trực tiếp bằng đồng đô la Mỹ.

 

Ngành giáo dục quốc tế Úc cũng đang “chao đảo” do lượng sinh viên quốc tế không ngừng suy giảm. Trước tình hình đồng đô la Úc tăng giá, ngày càng nhiều du học sinh chuyển sang học ở các nước khác có chi phí sinh hoạt rẻ hơn như tới Mỹ.

 

Nhiều số liệu cho thấy, kinh doanh bất động sản cũng bị ảnh hưởng. Điển hình là việc doanh số bán các căn hộ vốn là ‘thời thượng’ tại Sydney cũng đang sụt giảm do các nhà đầu tư Trung Quốc ngày càng ít quan tâm hơn tới thị trường bất động sản.

 

Theo TPO

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com