Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

WTO: Trung Quốc hạn chế xuất khoáng sản “là trái phép”

7/7/2011 10:26:51 AM

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 5/7 ra phán quyết khẳng định việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu một số nguyên vật liệu thô, gồm bauxite, là không phù hợp quy định quốc tế.

Đây là một thắng lợi đối với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời có khả năng hạn chế những động thái tiếp theo của Bắc Kinh trong việc siết chặt nguồn cung đất hiếm.

Theo hãng tin AFP, vào năm 2009, Mỹ, EU và Mexico đã kiện Trung Quốc lên WTO với cáo buộc cho rằng, chế độ hạn ngạch và thuế quan xuất khẩu mà Bắc Kinh áp dụng đối với một số nguyên vật liệu thô là bất hợp pháp và không phù hợp với cam kết khi gia nhập WTO.

Những nguyên vật liệu thô này bao gồm bauxite, than cốc, fluorspar, magnesium, manganese, silicon kim loại, silicon carbide, phosphorus vàng và kẽm.

Tất cả những khoáng sản này là nguyên liệu đầu vào cho nhiều sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất thép, nhôm và hóa chất. Các nguyên đơn cũng cho rằng, Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về nguồn cung các loại khoáng sản này, nên bất kỳ hạn chế xuất khẩu nào cũng có thể dẫn tới việc giá quốc tế tăng mạnh.

Các trọng tài WTO ủng hộ bên nguyên đơn, tuyên bố Trung Quốc đã không tuân thủ các cam kết gia nhập tổ chức này khi áp dụng hạn ngạch và thuế quan đối với các loại khoáng sản nói trên. Các trọng tài cũng bác bỏ lập luận của Trung Quốc về những quan ngại liên quan tới vấn đề môi trường, do Bắc Kinh không chứng minh được các hạn chế xuất khẩu là đi đôi với hạn chế tiêu thụ các nguyên vật liệu này tại thị trường nội địa.

Nói cách khác, Trung Quốc không thể chứng minh được rằng, các biện pháp hạn chế xuất khẩu không chỉ nhằm vào hoạt động xuất khẩu mà cả tiêu dùng nội địa các nguyên vật liệu trong vụ kiện.

Phán quyết của WTO được đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia phản đối Trung Quốc thắt chặt kiểm soát nguồn cung đất hiếm. Với lý do bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu trong nước, Trung Quốc thời gian qua đã mạnh tay cắt giảm xuất khẩu đất hiếm và đánh thuế cao hơn vào mặt hàng này, khiến giá đất hiếm quốc tế tăng vọt.

Cả EU và Mỹ đều hoan nghênh phán quyết của WTO. Cao ủy thương mại của EU, ông Karrel De Gucht, phát biểu, đây là một “phán quyết rõ ràng vì thương mại cởi mở và quyền tiếp cận công bằng với các nguyên vật liệu thô”.

“Phán quyết này đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ nhằm kiềm chế áp dụng các hạn chế bất bình đẳng trong thương mại và đưa chúng ta tiến gần thêm tới một sân chơi bình đẳng trên thị trường nguyên vật liệu thô. Tôi hy vọng, Trung Quốc sẽ tuân thủ các quy định quốc tế về xuất khẩu. Ngoài ra, với kết quả này, Trung Quốc nên đảm bảo quyền tiếp cận tự do và bình đẳng đối với khoáng sản đất hiếm”, vị đại diện của EU nói.

Tại Washington, đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk cho rằng, phán quyết của WTO “là một sự khẳng định quan trọng đối với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại toàn cầu”.

“Tất cả các thành viên WTO, dù là nước phát triển hay đang phát triển, đều cần quyền tiếp cận không phân biệt đối xử đối với nguồn cung nguyên vật liệu thô để phát triển và đạt tới sự thịnh vượng”, ông Kirk nói.

Trong khi đó, Trung Quốc bày tỏ thái độ lấy làm tiếc trước phán quyết của WTO và tuyên bố các biện pháp mà nước này áp dụng là “phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của WTO và giúp thúc đẩy lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới sự phát triển lành mạnh”.

“Trung Quốc sẽ áp dụng sự quản lý khoa học đối với các loại tài nguyên thiên nhiên theo quy định của WTO nhằm duy trì sự cạnh tranh bình đẳng và thúc đẩy phát triển bền vững”, tuyên bố của phái đoàn Trung Quốc tại WTO có đoạn viết.

 

Theo VnEconomy

TIN LIÊN QUAN
Phí kho vận đè nặng doanh nghiệp xuất nhập khẩu (7/21/2014 10:02:07 AM)
Xuất khẩu sắn 3 tháng đầu năm giảm cả về lượng và kim ngạch (5/14/2014 10:00:20 AM)
Sản lượng hàng hóa của MIA tăng mạnh từ hoa (4/29/2014 8:52:54 AM)
WTO: Thương mại thế giới quý 1/2014 tăng chậm (4/10/2014 9:31:19 AM)
Triển vọng sản xuất nông thủy sản toàn cầu giai đoạn 2013-2022 (3/28/2014 10:08:23 AM)
Saudia Cargo dự kiến lượng hoa tăng (2/13/2014 8:58:13 AM)
Lưu thông container trên các tuyến Á-Âu, xuyên Đại Tây Dương tăng 2.4% trong năm 2013 (2/12/2014 10:13:43 AM)
Tập huấn về Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ khi ra nhập WTO và các Hiệp định FTA (1/10/2014 11:40:33 AM)
Năm 2013, xuất khẩu sắn ước đạt 3,1 triệu tấn (1/6/2014 10:17:19 AM)
Giá cước tăng 60% trên tuyến Á-Âu (12/17/2013 9:44:25 AM)
THÔNG TIN KHÁC
Quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo: Thiếu thực tế (7/7/2011 10:25:23 AM)
Nhập siêu tháng 6 giảm mạnh (7/7/2011 10:24:47 AM)
Xuất khẩu cuối năm cần đồng bộ từ các chính sách (7/7/2011 10:24:25 AM)
Xuất khẩu năm 2011 có thể đạt 84,5 - 85,5 tỷ USD (7/6/2011 10:12:21 AM)
Xuất khẩu gạo: Lo, không chỉ bởi cung - cầu (7/6/2011 10:11:51 AM)
Xuất khẩu nông sản: Tiếp nối lạc quan (7/6/2011 10:11:05 AM)
TKV trần tình việc nhập khẩu than (7/6/2011 10:10:09 AM)
10.000 tấn vải đã xuất sang Trung Quốc tại Lào Cai (7/6/2011 10:09:44 AM)
Từ 18/8, ưu đãi thuế nhập một số hàng công nghiệp (7/6/2011 10:09:17 AM)
Hiệp hội điều VN xin hoãn kiểm tra điều nhập khẩu (7/6/2011 10:08:21 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com