|
Trở ngại lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ chính là gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các mặt hàng Trung Quốc
Theo số liệu của TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong tháng 9/2011 đạt 1,42 tỷ USD, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9 tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 12,4 tỷ USD. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2011.
Các mặt hàng chính xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 3 quý đầu năm nay là hàng dệt may, chiếm 41,9% tỷ trọng, đạt 5,1 tỷ USD, tăng 15,25% so với cùng kỳ năm 2011. Riêng trong tháng 9, xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kỳ đạt 619,8 triệu USD, giảm so với tháng liền kề trước đó, giảm 17,09%, nhưng tăng 9,34% so với tháng 9/2010.
Đứng thứ hai về kim ngạch là giày dép các loại, đạt 155,4 triệu USD trong tháng 9, giám 15,25% so với tháng 8, nhưng tăng 15,87% so với tháng 9/2010. Tính từ đầu năm đến hết tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu 1,3 tỷ USD hàng giày dép sang Hoa Kỳ, tăng 36,47% so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ là mặt hàng đạt kim ngạch đứng thứ 3 trong 3 quý đầu năm 2011, với trên 1 tỷ USD, nhưng nếu so với cùng kỳ năm trước thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kỳ lại giảm nhẹ, giảm 1,82%.
Nhìn chung, tháng 9 kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều giảm về kim ngạch so với tháng trước đó. Chỉ có một số mặt hàng tăng trưởng về kim ngạch như: giấy và các sản phầm từ giấy tăng 16,87%; cao su tăng 36,25%; xơ sợi dệt các loại tăng 38,72%.... Đáng chú ý mặt hàng sắt thép các loại tuy kim ngạch trong tháng chỉ đạt 2,7 triệu USD, nhưng lại tăng trưởng vượt bậc , tăng 1048,35%.
Thep Vụ thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), xuất khẩu Việt nam sang Hoa Kỳ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm và những tháng đầu năm 2012. Do các chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ Hoa Kỳ sau khi gỡ bỏ trần nợ công và nền kinh tế của thị trường này vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, đã khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may đứng trước nguy cơ mất đơn hàng từ các khách hàng truyền thống. Một số doanh nghiệp còn lo ngại, tình hình khó khăn sẽ khiến cho các nhà nhập khẩu Mỹ điều hcinhr giảm sản lượng ngay cả với các đơn hàng đã ký. Vấn đề thâm hụt tài khoản vãng lai tăng, số người xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ cao. IMF đồng thời hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ năm 2012 xuống mức 2% từ mức 2,7%....
Trở ngại lớn nhất của các doanh nghiệp Việt nam khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ chính là gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các mặt hàng Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã vượt Canada trở thành nước xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ. Năm 2010, Trung Quốc xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt 364,04 tỷ USD giá trị hàng hóa, chiếm xấp xỉ 19,17% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ. Đối với các mặt hàng mà doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ như: Dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện tử, đồ chơi... thì Trung Quốc đều chiếm thị phần rất lớn tại Mỹ.
Bên cạnh đó khi tham gia xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam vẫn gặp phải khó khăn bởi những rào cản trong pháp luật và các kỹ thuật đối với thương mại. Liên tiếp trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn về tiêu chuẩn lao động và môi trường khi xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ: các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ giá; hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm.... Tuy đã có MFN (nguyên tắc tối huệ quốc) nhưng không có ưu đãi đơn phương của Hoa Kỳ cho một số nước, FTA với các nước....
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải khó khăn về chi phí và những đòi hỏi về tiêu chuẩn năng lực của doanh nghiệp. Thị trường xa, chi phí vận tải và giao dịch cao dẫn đến các mặt hàng cồng kềnh trị giá thấp. Thị trường đầy cạnh tranh và nhiều rào cản như vậy nhưng năng lực đáp ứng của các doanh nghiệp nước ta lại rất hạn chế.
Theo Bộ Công Thương, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp phải tăng giá trị hàng hóa để chi phí vận tải trên giá trị hàng hóa trở thành nhỏ nhất. Doanh nghiệp nên sử dụng thương mại điện tử trong khi thực hiện kinhd oanh với các doanh nghiệp Mỹ, bởi đây sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp hóa giải được nhiều rào cản thương mại nhất. Muốn xuất khẩu hàng tiêu dùng vào Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến các tiêu chuẩn, quy định mới của nước này. Thời gian qua, Hoa Kỳ đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến các tiêu chuẩn an toàn quy định về hàng hóa xuất khẩu vào thị trường nước này nhưng do chưa hiểu hết các quy định nên một số nhà xuất khẩu Việt Nam có sản phẩm bị lỗi.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ tháng 9, 9 tháng năm 2011
ĐVT: USD
Mặt hàng |
KNXK T9/2011 |
KNXK 9T/2011 |
KNXK 9T/2010 |
% tăng giảm KN so T8/2011 |
% tăng giảm KN so T9/2010 |
% tăng giảm KN so cùng kỳ |
Tổng KN |
1.418.919.160 |
12.387.828.608 |
10.379.142.185 |
-13,12 |
7,70 |
19,35 |
hàng dệt, may |
619.848.401 |
5.193.254.248 |
4.506.214.512 |
-17,09 |
9,34 |
15,25 |
giày dép các loại |
155.454.394 |
1.390.814.842 |
1.019.134.498 |
-15,25 |
15,87 |
36,47 |
gỗ và sản phẩm gỗ |
125.674.311 |
1.004.679.914 |
1.023.252.145 |
-4,70 |
-3,96 |
-1,82 |
Hàng thuỷ sản |
112.134.590 |
826.938.452 |
648.733.214 |
-10,00 |
-4,22 |
27,47 |
máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng khác |
46.410.412 |
394.419.895 |
213.798.703 |
-10,67 |
51,74 |
84,48 |
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
38.804.678 |
371.015.096 |
397.764.964 |
-8,58 |
-15,25 |
-6,73 |
túi xách, ví,vali, mũ và ôdù |
30.656.767 |
331.633.680 |
243.634.091 |
-18,02 |
10,61 |
36,12 |
hạt điều |
34.831.711 |
310.165.311 |
261.172.175 |
-40,92 |
0,26 |
18,76 |
dầu thô |
23.433.263 |
309.861.515 |
312.431.483 |
* |
-46,74 |
-0,82 |
cà phê |
5.188.912 |
245.355.969 |
170.294.107 |
-56,86 |
-63,91 |
44,08 |
sản phẩm từ sắt thép |
19.674.469 |
201.722.887 |
83.538.258 |
-42,90 |
139,04 |
141,47 |
phương tiện vận tải và phụ tùng |
20.760.866 |
194.139.260 |
162.862.413 |
7,66 |
65,30 |
19,20 |
dây điệnvà dây cáp điện |
17.805.936 |
138.541.221 |
109.715.859 |
-8,99 |
28,29 |
26,27 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
10.530.165 |
125.438.104 |
|
-20,18 |
* |
* |
Hạt tiêu |
15.768.467 |
123.592.142 |
46.712.299 |
-20,81 |
296,27 |
164,58 |
sản phẩm từ chất dẻo |
12.002.091 |
90.068.178 |
80.567.623 |
-7,83 |
34,53 |
11,79 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
4.941.167 |
66.146.004 |
|
-15,70 |
* |
* |
giấy và các sản phẩm từ giấy |
2.783.233 |
63.630.681 |
68.003.818 |
16,87 |
6,19 |
-6,43 |
cao su |
11.628.733 |
63.549.906 |
39.365.083 |
36,25 |
67,24 |
61,44 |
đá quý,kim loại quý và sản phẩm |
6.000.202 |
47.286.756 |
35.262.889 |
9,16 |
35,83 |
34,10 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện |
9.106.947 |
35.321.559 |
|
197,13 |
* |
* |
sản phẩm từ cao su |
4.016.112 |
32.307.133 |
27.237.916 |
-17,98 |
21,24 |
18,61 |
Xăng dầu các loại |
3.721.807 |
27.392.042 |
|
* |
* |
* |
Xơ sợi dệt các loại |
3.100.364 |
27.149.301 |
|
38,72 |
* |
* |
sản phẩm gốm sứ |
1.966.719 |
25.547.413 |
22.323.299 |
-2,19 |
16,70 |
14,44 |
thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh |
3.222.195 |
24.384.873 |
39.078.875 |
-0,30 |
-1,37 |
-37,60 |
Sản phẩm mây tre, cói và thảm |
2.388.259 |
22.740.917 |
23.933.018 |
-15,44 |
-17,74 |
-4,98 |
Hàng rau quả |
1.789.709 |
20.115.015 |
18.304.355 |
-30,41 |
-11,63 |
9,89 |
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
1.774.928 |
19.802.642 |
16.899.333 |
-22,88 |
1,03 |
17,18 |
hoá chất |
892.843 |
11.589.836 |
9.122.937 |
-20,82 |
-51,57 |
27,04 |
sản phẩm hoá chất |
901.291 |
10.421.839 |
7.749.409 |
-4,97 |
2,90 |
34,49 |
sắt thép các loại |
2.796.314 |
7.181.209 |
5.110.959 |
1.048,35 |
1.091,03 |
40,51 |
Gạo |
1.169.107 |
7.158.788 |
|
-18,69 |
* |
* |
chè |
408.069 |
3.196.755 |
3.882.245 |
-6,53 |
60,73 |
-17,66 |
Theo Thuongmai
|