Home Page About us Transport Yellow Pages Forum VIL
Tracuu
Su Kien



Username
Password
 
Đăng ký mới


Phòng kinh doanh:
028
3513 6399
 

Đăng nhập

     

Nhà băng khó đạt lợi nhuận dự kiến

12/1/2011 9:20:53 AM

Trong khi không ít ngân hàng phải cắt giảm chỉ tiêu lợi nhuận đề ra, thì một số tổ chức vẫn tự tin “cán đích” trước hẹn.

Với những khó khăn trong năm 2011, khá nhiều ngân hàng phải đặt lại chỉ tiêu lợi nhuận thấp đi so với mức đề ra ban đầu. Thậm chí, kể cả kế hoạch đã điều chỉnh, việc thực hiện mục tiêu cũng không dễ dàng.

Trước đó, Techcombank công bố lợi nhuận hết tháng 9 đạt gần 2.300 tỷ đồng so với 4.000 tỷ trong kế hoạch đặt ra. Ba tháng còn lại, đơn vị này phải gấp rút “kiếm” gần 2.000 tỷ đồng lợi nhuận, mới đạt 100% kế hoạch. Điều này không dễ trong bối cảnh khó khăn hiện tại là đánh giá của nhiều nhà băng cùng trong cuộc chạy nước rút để hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận.

Hay tại ACB, đích hẹn cuối năm là hơn 4.000 tỷ đồng trong khi phần thực hiện được mới chỉ dừng lại ở trên 2.650 tỷ. Một số ngân hàng khác cũng lâm vào tương tự trong đó có ABBank khi lợi nhuận quý III giảm mạnh so với cùng kỳ 2010.

Phó giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội cho biết, đơn vị ông chủ yếu thu lợi nhuận từ hoạt động cho vay, song cuối năm, tín dụng lại kẹt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ngân hàng này không lãi như dự tính ban đầu. Ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước nới tín dụng phi sản xuất với 4 nhóm đối tượng, nhưng các ngân hàng chỉ “dễ thở” hơn đối với áp lực cho vay đã được định hướng trước đó từ đầu năm mà thôi, ông đánh giá.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết, đến tháng 11, nhà băng này đã hoàn thành 100% chỉ tiêu đặt ra, đạt hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao gấp rưỡi so với mức 600 tỷ cuối năm 2010. “Từ nay đến hết năm, dự kiến lợi nhuận trước thuế của VPBank sẽ đạt khoảng 1.100 tỷ đồng sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng”, tổng giám đốc ngân hàng này khẳng định.

Lãnh đạo VPBank cũng thông tin, trong suốt năm 2011, VPBank hầu như không phát triển tín dụng. Đây cũng là cách làm chung của nhiều nhà băng khác khi chính sách tiền tệ thắt chặt hơn so với trước. Tăng trưởng cho vay (nhất là các khoản phi sản xuất) không được khuyến khích. Do vậy, trong suốt một năm qua, lợi nhuận thu được của VPBank chủ yếu từ việc cải tổ cơ cấu, bộ máy và nâng cao chất lượng dịch vụ, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp.

Tổng giám đốc nhà băng này tiết lộ, VPBank đã thành lập khối bán buôn làm việc với các khách hàng lớn, đồng thời thuê tư vấn từ nước ngoài để tái cấu trúc. “Bình thường một phòng giao dịch, chi nhánh... chỉ làm ra vài trăm triệu đồng một năm, nhưng hiện nay, số tiền đã lên tới cả vài tỷ đồng, cho thấy cách làm này của chúng tôi đang đi đúng hướng”, ông Hưng cho biết.

Tuy nhiên, nếu so với dự kiến về lợi nhuận khá tham vọng trước đó, chỉ tiêu hoàn thành của VPBank vẫn thấp hơn. Lãnh đạo của nhà băng này thừa nhận, tỷ lệ lợi nhuận dù khả quan là không co so với quy mô ngân hàng và cần tiếp tục được cải thiện trong năm tới.

Trả lời chất vấn đại biểu quốc hội trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng cho biết, cần phải nhìn nhận một cách đầy đủ hơn khi nói ngân hàng lãi lớn. Theo ông, số lãi 1.000- 2.000 tỷ đồng mỗi năm so với vốn điều lệ 3.000- 5.000 tỷ và tổng tài sản khoảng 50.0000-60.000 tỷ đồng vẫn là thấp. Ông Bình cho biết, qua nhiều năm đánh giá, theo dõi và phân tích, lợi nhuận của ngân hàng không lớn và nằm ở nhóm trung bình của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông Bình, dư luận đang hiểu nhầm mức chênh lệch giữa thu nhập và chi phí khi kết thúc 1 tháng, 1 quý của ngân hàng là lợi nhuận. Song thực tế, lợi nhuận ngân hàng chỉ được quyết định sau 31/12 hàng năm. "Thời điểm này, tổ chức tín dụng phải trích lập đầy đủ các dự phòng rủi ro, phân bổ đầy đủ cho các quỹ và tiến hành nộp thuế đầy đủ. Sau các bước đó thì lợi nhuận của ngân hàng mới chính thức là lợi nhuận của ngân hàng", ông Bình nói.

Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN
THÔNG TIN KHÁC
Tín hiệu từ kinh tế vĩ mô: Những kỳ vọng (11/30/2011 10:04:52 AM)
Châu Âu không gom đủ 1.300 tỷ USD để cứu đồng euro (11/30/2011 9:56:59 AM)
Làm giàu nhờ tôm càng xanh mùa lũ (11/30/2011 9:38:38 AM)
Đẩy nhanh sắp xếp nông, lâm trường quốc doanh (11/30/2011 9:38:01 AM)
Kinh tế năm 2011 nhìn từ kết quả 11 tháng: Những tín hiệu khả quan (11/29/2011 10:14:33 AM)
Bộ Tài chính làm rõ giá điện 2012 và chuyện lỗ ở Petrolimex (11/29/2011 9:41:10 AM)
500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam: Khu vực tư nhân chiếm 37,4% (11/29/2011 9:40:22 AM)
PetroVietnam đứng đầu nhóm 10 doanh nghiệp "khủng" nhất Việt Nam (11/29/2011 9:39:35 AM)
10 năm mới có 91 doanh nghiệp nhà nước phá sản (11/29/2011 9:38:11 AM)
Việt Nam thu hút đầu tư ở châu Á (11/28/2011 11:12:38 AM)
BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn

Nội dung:
Email / Tên / Điện thoại:
 

Bạn thấy giao diện mới của website như thế nào?
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Không đẹp lắm

VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ/NỘI ĐỊA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG. HOTLINE: 0903 974 124
CÔNG TY TNHH CÁT TƯỜNG GIANG (CTG LOGISTICS & SHIPPING AGENCIES)

© 2005-2020 Bản quyền thuộc về Viện Logistics Việt Nam (VIL) - Liên hệ quảng cáo
Ghi rõ nguồn "VietnamShipper" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Tầng 25, Pearl Plaza - 561A Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM - Tel: (+84-8) 3513 6399 - Fax: (+84-8) 3513 6359 - Email: admin@vietnamshipper.com