Năm
2011, doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt
May Việt Nam (Vinatex) ước đạt 17.200 tỉ đồng, tăng trưởng 15%.
Các
doanh nghiệp có doanh thu từ thị trường trong nước từ 1.000 tỉ đồng trở lên gồm
Phong Phú với 2.175 tỉ đồng, Việt Thắng 1.199 tỉ đồng, Công ty TNHH MTV Thương
mại thời trang Dệt may Việt Nam 1.350 tỉ đồng.
Kim
ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam trong năm 2011 khoảng 13,5 tỉ USD tăng
trưởng trên 30%. Nguyên nhân là các đơn hàng xuất khẩu ở các thị trường trọng
điểm đều tăng như: Mỹ tăng 14%, châu Âu tăng 41%, Nhật Bản tăng 52%.
Về cơ
bản, ngành Dệt may Việt Nam vẫn là gia công, chưa chủ động được vùng nguyên
liệu, nguyên liệu đầu vào. Năm 2011, ngành Dệt may phải nhập tới 8 tỉ USD
nguyên liệu, riêng vải đã nhập tới 6,2 tỉ USD.
Nguyên
nhân chính là thiếu hụt nguyên liệu chất lượng tốt sản xuất trong nước. Ngoài
việc hạn chế tính linh hoạt, đáp ứng nhanh của doanh nghiệp dệt may trong nỗ
lực sản xuất sản phẩm thời trang phục vụ thị trường nội địa, còn đẩy doanh
nghiệp vào thế phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu. Từ đó sẽ đẩy giá thành sản phẩm
lên cao hơn so với hàng Trung Quốc, Thái Lan…
Để chủ
động về nguyên liệu, Vinatex đã hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc
mua sản phẩm của Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (Hải Phòng), bắt đầu được đưa
vào vận hành từ cuối năm 2011. Dự kiến xơ sợi Đình Vũ sẽ đáp ứng 40% nhu cầu xơ
sợi của cả nước, góp phần giảm lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu cho ngành Dệt
may.
Năm
2012, ngành Dệt may phấn đấu xuất khẩu khoảng 15 tỉ USD và nỗ lực giảm nhập
khẩu so với năm 2011.
Theo BaoMoi