Xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ sang Mỹ sẽ bị tấn công do chính
sách mềm của Chính phủ liên hiệp với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về thuế
chống bán phá giá tôm.
Quốc gia này không được hưởng lợi từ các phán quyết mới đây
của WTO rằng tuyên bố Mỹ đã vi phạm quy tắc sử dụng phương pháp zeroing (khung
tính thuế với hàng hóa mà nhà xuất khẩu bán với giá thấp hơn giá thị trường nội
địa) áp đặt thuế chống bán phá giá tôm nhập từ Việt Nam.
Quyết định bởi bộ ba thành viên của WTO là quyết định mới
nhất về một loạt vấn đề, trong đó zeroing đã được xác định là bất hợp pháp theo
thỏa thuận của WTO. Kết quả là Việt Nam đã ra khỏi danh sách chịu thuế có hiệu
lực kể từ tháng 8/2004.
Trước đó Achentina, Brazil, Canada, Ecuador, EU, Nhật Bản,
Mexico, Hàn Quốc và Thái Lan đã thắng kiện về thuế zeroing tại WTO. Trung
Quốc cũng đưa đơn kiện vào tháng 2. Tuy nhiên, Ấn Độ đã không ráo riết theo
đuổi vụ kiện cho đến hiện nay, theo chủ tịch D B Ravi Reddy Hiệp hội các nhà
xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (SEAI) cho biết.
Nếu không có zeroing, các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ có cơ hội
thuế suất bằng 0 trong 3 lần đánh giá liên tiếp và tìm cách được hủy bỏ thuế
chống bán phá giá. Hiện tại thuế chống bán phá giá đối với Ấn Độ ở mức 1,69%.
Do kết quả của thuế chống bán phá giá, thị phần xuất khẩu tôm
của Ấn Độ sang Mỹ giảm còn 30% từ mức 40% trước khi bị áp thuế tới 15% như hiện
tại. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ đạt 129 tỉ rupe trong năm 2010-11.
Số lượng các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ sang Mỹ giảm còn 68
so với 238.
Theo Vinanet