Cậu bé có thể là một người Mỹ, nhưng găng bóng chày của cậu được sản xuất tại Việt Nam. Chiếc găng đến tay cậu bé ở Atlanta từ Cái Mép thông qua cảng Savannah bằng một trong số những dịch vụ ngày càng tăng kết nối Việt Nam với thành phố cảng trên bờ biển Đông Nam Georgia. Thực tế cảng phát triển nhanh nhất và lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, Georgia Ports Authority (GPA), giờ đây ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam. Gần đây, Cảng Savannah thuộc GPA thông báo bắt đầu các dịch vụ Nam Trung Quốc/ Việt Nam/ Savannah (SVS). Dịch vụ bờ đông Hoa Kỳ này kết nối khu vực Cái Mép (Tp. HCM) với Savannah trong 34 ngày. Các hãng tàu tham gia gồm APL, Evergreen, Hyundai Merchant Marine, và Mitsui OSK Lines.
“Sản xuất cho Hoa Kỳ tại Việt Nam”
Ngoài SVS, cảng Savannah còn kết nối với Việt Nam thông qua dịch vụ AEX của Grand Alliance, với thời gian vận chuyển từ Cái Mép đến Savannah là 32 ngày. Các hãng tàu tham gia bao gồm Hapag Lloyd, NYK và OOCL. Hơn nữa, dịch vụ AWE4 của CKYH Group có thời gian vận chuyển đi đến Cái Mép từ Savannah là 27 ngày, với các hãng tàu thành viên như K-Line, Cosco, Hanjin, Yang Ming, và MOL. Sự phát triển của các dịch vụ này được sự hỗ trợ chuyên nghiệp của Bùi Quang Hùng và Amy Thanh, thông qua công ty TNHH Barwil Sunnytrans, đại diện cho cảng Savannah tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Cảng Savannah đã từ lâu là cảng thống trị ở Đông Nam Hoa Kỳ trong thương mại với châu Á, với châu Á chiếm gần 70% tổng thương mại của nó. Đây cũng là cảng Đông Nam chiếm ưu thế đối với thị trường Việt Nam. Trong năm 2011, Savannah chiếm 41% thị phần trong thương mại của khu vực Đông Nam với Việt Nam - gần gấp đôi cảng lớn thứ hai tại thị trường Việt Nam (Norfolk).
Khi các nhà xuất khẩu sang Hoa Kỳ tiếp tục đa dạng hóa sản xuất ngoài Trung Quốc, Việt Nam có vị thế tốt để nắm bắt nhiều hơn cơ hội thương mại này. "Chúng tôi đang rất tập trung vào khu vực Đông Nam Á và đã có mặt tại đây trong suốt một thời gian dài," ông John Wheeler, Giám đốc cao cấp phát triển kinh doanh của GPA nói. "Trong khi phần lớn thương mại Savannah-Việt Nam là hàng tiêu dùng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, thì tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của Việt Nam cũng tiếp thêm nhiên liệu cho nhập khẩu tăng từ cảng của chúng tôi", ông Wheeler nói thêm.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Savannah trong năm 2011 là đồ nội thất, trang phục, đồ chơi, cà phê, máy móc và các linh kiện điện tử, sắt thép, cao su và thủy sản đông lạnh. Trong số đó, những mặt hàng phát triển nhanh nhất trong năm 2011 là giày dép, tăng 91%, máy móc và linh kiện điện tử tăng 112%, cá đông lạnh tăng 61%.
Hàng nhập khẩu từ Savannah sang Việt Nam gồm gia cầm đông lạnh, gỗ xẻ, gỗ, bột giấy, vải, thức ăn chăn nuôi, giấy, thiết bị xây dựng, và các loại hạt. Phát triển nhanh nhất trong nhóm năm 2011 là bột giấy tăng 104%, thức ăn chăn nuôi, tăng gần 550%, và các loại hạt, tăng 100%. Trong một chuyển đổi thú vị, GPA đang xuất khẩu giấy gói hàng loại dầy sang Việt Nam để rồi sau đó được vận chuyển trở lại như bao bì tiêu dùng cho hàng nhập vào Hoa Kỳ.
Đông Nam là khu vực phát triển nhanh nhất của Hoa Kỳ về dân số và đầu tư. Điều này càng khiến cảng Savannah, nằm ở trung tâm của Đông Nam, trở nên quan trọng đối với các hãng tàu và BCOs (những chủ hàng thực sự). "Chúng tôi đã trở thành cửa ngõ hàng đầu của khu vực Đông Nam Hoa Kỳ với khoảng 44% dân số," ông Curtis Foltz, Giám đốc điều hành của GPA phát biểu. "Đó là tất cả phần tập trung của chúng tôi và mục tiêu trở thành trung tâm hậu cần của vùng Đông Nam", ông Foltz nói.
Thực tế đó đang xảy ra. Chính quyền cảng Georgia là cảng lớn thứ hai ở bờ Đông sau các cảng New York/ New Jersey. Là một thực tế thú vị, dân số kết hợp của các bang Florida và Georgia ở Đông Nam giờ đây lớn hơn so với dân số kết hợp của New York và New Jersey. Các hãng tàu nhận thức được sự chuyển đổi dân số này và đây là một yếu tố lớn trong sự tăng trưởng của GPA. Cảng Savannah cung cấp 40 dịch vụ hàng tuần trên phạm vi toàn cầu, phần quan trọng nhất trong số đó là với châu Á.
Nhiều hãng tàu lớn nhất chuyên tuyến Savannah-Việt Nam đạt được con số tăng trưởng trong năm 2011. Thương mại Savannah - Việt Nam của Evergreen tăng trưởng 146% và dịch vụ SVS mới sẽ thúc đẩy thương mại của họ nhiều hơn. Thương mại của Hapag-Lloyd tăng 85% với sự trợ giúp của dịch vụ AEX. Zim cũng tăng trưởng 23% trong năm qua.
Một phần sự hấp dẫn của Cảng Savannah đến từ các tính năng độc đáo của Khu cảng Garden City, một sự khác biệt so với các cảng Hoa Kỳ khác. Đây là khu cảng duy nhất ở Hoa Kỳ có 2 tuyến đường sắt ngay trong cảng, kết nối nhanh hơn với trung tâm đường sắt ở Atlanta, Orlando, Charlotte, Dallas và xa hơn nữa. Đây cũng là khu cảng đơn lớn nhất Hoa Kỳ, với 485,6 ha, và khai thác chỉ một cảng container tiếp giáp rộng lớn với nhiều tính năng hiệu quả.
Cảng Savannah cũng là duy nhất ở chỗ cảng gần như cân bằng chính xác giữa nhập khẩu và xuất khẩu, một trường hợp hiếm trong số các cảng Hoa Kỳ. Các hãng vận tải biển được hưởng lợi bởi sau khi đưa các container nhập khẩu đến Savannah, tàu của họ không để trống và có thể xếp hàng xuất khẩu. Các chủ hàng được hưởng lợi bởi vì nhiều thiết bị có sẵn ở những nơi nhập khẩu và xuất khẩu cân bằng.
Ngoài những lợi thế này không thể bỏ qua, một yếu tố rất quan trọng khác là danh tiếng “Cảng bán lẻ” của cảng Savannah. Cảng có biệt danh này nhờ vào vô số các trung tâm phân phối bán lẻ tọa lạc xung quanh cảng. Hơn 20 trung tâm phân phối chỉ trong vòng một vài dặm và hơn 200 trung tâm chỉ trong vòng bốn giờ lái xe. Ví dụ, IKEA và Pier 1, cả hai trong số top 10 nhà xuất khẩu BCO từ Việt Nam đến Savannah, có trung tâm phân phối chỉ cách cảng Savannah vài phút.
Các BCOs khác trong số mười nhà xuất khẩu hàng đầu từ Việt Nam đến Savannah gồm Rooms To Go, Bassett Furniture (tăng 207% trong năm 2011), Big Lots (tăng hơn 1000% trong năm 2011), và General Electric (tăng gần 290% trong năm 2011). PVH Corporation và Disney cũng là những hãng xuất khẩu lớn.
Đối với nhập khẩu từ Savannah đến Việt Nam, danh sách những nhà nhập khẩu hàng đầu bao gồm Weyerhaeuser (tăng 47% vào năm 2011), International Paper (tăng 9%), và Eastman Chemical (tăng 25%). Từ những xu hướng hiện tại, có thể thấy Savannah rất có khả năng tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu sang Việt Nam bởi GPA hiện là cảng xuất khẩu lớn thứ hai Hoa Kỳ (về tải trọng).
Chủ hàng xuất khẩu sang Mỹ đang ngày càng phát triển một chiến lược địa lý bốn góc cho các trung tâm phân phối của mình, bao gồm vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam và Tây Nam. Savannah đã trở thành "góc"Đông Nam tự nhiên.
Cảng Cái Mép chiếm vị trí thống trị trong giao thương giữa Việt Nam với cảng Savannah, với 74% tổng thương mại của đất nước với cảng Savannah năm 2011. Hải Phòng xếp thứ 2 với 19%, và Cát Lái xếp thứ 3. Tổng thương mại của Việt Nam với Savannah trong năm 2011 là 49.148 TEU (đã xếp). Trong tổng số đó, 63% là xuất khẩu của Việt Nam sang Savannah.
Mở rộng cảng
Một dự án đồ sộ 652 triệu USD nhằm nạo vét sâu cảng Savannah sắp được thi công vào đầu năm 2013. Hiện tại độ sâu tối đa của cảng Savannah khi thủy triều xuống là 12,8 mét, nhưng khi nạo vét xong sẽ tăng lên 14,3m. Thủy triều 2.1m hiện cho phép cảng tiếp nhận loại tàu post-panamax đến cảng qua kênh đào Suez. Tuy nhiên, những tàu này sẽ không có thể đi qua kênh đào Panama cho đến khi kênh đào hoàn thành dự án mở rộng, dự kiến vào tháng 8 năm 2014.
Việc đào sâu bến cảng Savannah sẽ cho phép tiếp nhận các tàu này hiệu quả hơn tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Dự án này là đỉnh cao của 15 năm nghiên cứu và Chính phủ Hoa Kỳ định rõ rằng đối với mỗi $1 chi cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng quan trọng này, sẽ mang lại $5,5 lợi ích cho đất nước.
Bui Quang Hung
GPA Sales Representative, Vietnam
Barwil Sunnytrans JV Co.
148 Khanh Hoi Street
Ward 6, District 4
Ho Chi Minh City, Vietnam
Tel:84 8 39411 767
Fax:84 8 39411 523
Email: Hung-Quang.Bui@wilhelmsen.com
Jeff Neil